Chấn chỉnh để giữ thị trường lao động Malaysia

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/11/2012 | 8:36:10 AM

Mặc dù luôn được đánh giá cao vì sự thông minh, nhanh nhẹn, nhưng thời gian gần đây nhiều nam công nhân Việt Nam bị chủ sử dụng lao động tại Malaysia từ chối nhận vào làm việc.

Nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài tại Malaysia vẫn tăng cao, đặc biệt là lao động nữ Việt Nam
Nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài tại Malaysia vẫn tăng cao, đặc biệt là lao động nữ Việt Nam

 thức kỷ luật kém

LME (bang Kedah) là công ty môi giới chuyên cung cấp công nhân cho 400 nhà máy trên toàn Malaysia, trong đó có hơn 70% là công nhân Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây công ty nhận được thông báo của nhiều nhà máy từ chối không tiếp nhận nam lao động (LĐ) Việt Nam. Ông Ong Wei Seng, Giám đốc công ty, phàn nàn: “Công nhân nam Việt Nam lười và hay trốn ra ngoài làm bất hợp pháp. Ngoài ra, khi có vấn đề xảy ra trong công việc, thay vì đến gặp người chủ, bàn bạc thảo luận, họ lại chọn đình công hoặc không đi làm, trốn đi, tất cả làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng. Đó là lý do vì sao các nhà máy thay thế công nhân Việt Nam bằng công nhân nước khác”.

Ông Neo, giám đốc công ty môi giới ở Penang, cũng cho hay khoảng 1 năm trở lại đây công ty ông gần như không còn tiếp nhận LĐ từ VN. Thay vào đó là nguồn nhân lực dồi dào đến từ Indonesia với khoảng 10.000 LĐ/năm. Theo số liệu của Đại sứ quán Việt Nam, có thời điểm LĐ VN lên tới 100.000 người, nhưng hiện chỉ còn khoảng 70.000 người.

 

Sang năm 2013 tình hình sẽ sáng sủa hơn. Malaysia đã có chính sách tăng lương cho cả người bản địa và nước ngoài từ 1.1.2013. Chúng tôi biết LĐ vất vả và muốn làm thêm để tăng lương. Chúng tôi bù đắp khó khăn cho người LĐ bằng cách hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ họ phương tiện đi lại

Ông Eo Leong Yap
Giám đốc nhân sự Công ty Green Poin (bang Kedah, Malaysia)

Ý thức và chấp hành kỷ luật kém vẫn luôn là căn bệnh cố hữu của LĐ Việt Nam, ông Nguyễn Hồng Thao, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia cho phóng viên báo chí biết, có trường hợp người LĐ đang làm công ty rất ổn định 20 - 30 RM/ngày, ở chỗ khác trả cao hơn 50 RM/ngày là LĐ Việt Nam lập tức bỏ việc trốn ra ngoài. Không chỉ thiếu chuyên nghiệp trong công việc, LĐ Việt Nam còn bộc lộ nhiều tật xấu trong sinh hoạt. Anh Bế Xuân Tú (quê Bắc Kạn) đã làm việc tại bang Penang 6 năm, cho hay: “LĐ ta sống không gọn gàng, ngăn nắp, không có ý thức tiết kiệm điện, nước. Đặc biệt, vẫn xảy ra tình trạng LĐ nam uống rượu, chơi cờ bạc, đánh nhau… Những “con sâu làm rầu nồi canh” khiến cho LĐ Việt Nam “mất điểm” trong mắt các ông chủ Malaysia.

Trang bị kiến thức cho lao động

Dù “chê” LĐ nam Việt NamN, song ông Ong Wei Seng phải thừa nhận “họ rất thông minh, nhanh nhẹn, luôn đảm nhận việc khó trong nhà máy”. Nếu người LĐ biết điều chỉnh ý thức kỷ luật, nhiều cơ hội việc làm vẫn còn trong thời gian tới. Riêng công nhân nữ ngoài thông minh, nhanh nhẹn, còn chăm chỉ nên nhu cầu tiếp nhận vẫn cao.

Vấn đề người LĐ tâm tư nhất là lương, theo ông Nguyễn Tiến San, Trưởng ban Quản lý LĐ Việt Nam tại Malaysia, thị trường Malaysia chỉ ở mức thu nhập trung bình, nhưng nếu biết tiết kiệm thì vẫn có tích lũy. Mặt khác, so với thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản… Malaysia là thị trường khá “dễ tính”, không yêu cầu cao về chất lượng LĐ, chi phí trước khi đi thấp nên phù hợp với các vùng nông thôn.

Với mức lương cơ bản 21 RM/ngày, cộng với làm thêm giờ, thu nhập bình quân của LĐ ta tại Malaysia từ 900 đến 1.100 RM/tháng (tương đương 6,3 triệu đến 7,7 triệu đồng/tháng). Thực tế, đa phần LĐ được trả lương theo sản phẩm, nên với những LĐ có kinh nghiệm, năng suất LĐ cao, thu nhập cao từ 2.000 - 3.000 RM/tháng (tương đương 14 - 21 triệu đồng/tháng) không phải hiếm. Ông Eo Leong Yap, Giám đốc nhân sự Công ty Green Poin (bang Kedah), cho hay: “Sang năm 2013 tình hình sẽ sáng sủa hơn. Malaysia đã có chính sách tăng lương cho cả người bản địa và nước ngoài từ 1.1.2013. Chúng tôi biết LĐ vất vả và muốn làm thêm để tăng lương. Chúng tôi bù đắp khó khăn cho người LĐ bằng cách hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ họ phương tiện đi lại”. 

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho hay đang chỉ đạo các DN Việt Nam tăng cường khai thác các hợp đồng tốt, khảo sát kỹ các điều kiện tiếp nhận LĐ, làm tốt công tác tuyển chọn LĐ. Để lấy lại hình ảnh LĐ Việt Nam, theo Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, cơ quan chức năng cần có chương trình giáo dục, trang bị kiến thức đầy đủ, bài bản về văn hóa, tôn giáo cho người LĐ trước khi ra nước ngoài, không nên chỉ đưa người LĐ sang làm việc giản đơn.

Lao động tại Malaysia sắp được tăng lương

Theo “Chế độ tiền lương tối thiểu” vừa được Bộ Nhân lực Malaysia ban hành, từ ngày 1.1.2013 tiền lương tối thiểu của người LĐ tại các DN ở khu vực Tây Malaysia (tập trung LĐ Việt Nam đang làm việc) sẽ là 900 RM/tháng (6,3 triệu đồng/tháng) hoặc 35 RM/ngày (280.000 đồng/ngày).

Ngoài tăng tiền lương tối thiểu cho người LĐ, chính phủ Malaysia liên tục công bố nhiều dự án tại khu vực Đông Malaysia (Sabah và Sarawak) - nơi đang được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, dự báo nhu cầu sử dụng số lượng lớn LĐ nước ngoài làm việc trong lĩnh vực xây dựng tại các dự án lớn. Mức lương của lĩnh vực xây dựng hiện lên tới 35 - 40 RM/ngày làm việc (280.000 - 320.000 đồng/ngày).

(Theo TNO)

Các tin khác
Lao động libya về nước.

Việt Nam trở lại thị trường Libya và tuỳ theo tình hình sẽ mở rộng đưa lao động sang nước này vào quý I-2013.

Ngày 2-11, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, tổng số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong 10 tháng đầu năm là 65.183 lao động.

Đào tạo nghề sửa chữa xe máy cho các học viên tại Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề huyện Từ Liêm.

Mục đích chính của bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ bị mất việc làm, đặc biệt hỗ trợ người lao động (NLĐ) thất nghiệp học nghề, tìm việc làm nhưng sau gần 4 năm Luật BHTN đi vào cuộc sống, số người được hỗ trợ học nghề chưa đến 4.000 người. Để tìm nguyên nhân

Ảnh minh họa.

Hiện nay người giúp việc gia đình chưa được coi là một nghề và chưa được thống kê trong hệ thống lao động quốc gia. Có đến gần 90% người giúp việc gia đình chỉ có hợp đồng miệng với chủ nhà và trong số đó, những người có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là rất ít.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục