Công bố xếp hạng doanh nghiệp xuất khẩu lao động

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/5/2013 | 8:10:25 AM

Ngày 21.5, Hiệp hội Xuất khẩu lao động (XKLĐ) VN và Tổ chức lao động quốc tế (ILO) công bố kết quả xếp hạng 20 doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực XKLĐ năm 2012.

Theo đó, có 8 DN xếp hạng A1 (chiếm 40%) gồm: Lod, Letco, Sona, Vinaconex-mex, Sovilaco, TTLC, Sulenco, Gaet; 8 DN xếp loại A2 (chiếm 40%) gồm: Virasimec, Vinaincomex, Simco Sông Đà, Inmasco, Oleco, Hoàng Long, Tocontap Sài Gòn và Hiteco; loại B1 (15%) có 3 DN gồm Châu Hưng, Vinatex và Vinagimex; loại B2 (5%) có Halasuco.

Ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ VN, cho biết đây là năm đầu tiên Hiệp hội XKLĐ thí điểm giám sát đánh giá 20 DN thực hiện Bộ quy tắc ứng xử dùng cho các DN VN đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Coc-VN). Tiêu chí xếp loại dựa trên đánh giá khâu tuyển chọn, hoạt động đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động; bảo vệ quyền lợi cho người lao động ở nước ngoài, tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định... Việc xếp loại DN là một trong những giải pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng hoạt động của DN, tăng cường công tác quản lý XKLĐ, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, góp phần phát triển bền vững hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài...

Trong năm 2013, hiệp hội sẽ mở rộng xếp loại 50 DN và tiến tới áp dụng cho gần 170 DN được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ. Bộ LĐ-TB-XH coi việc đăng ký, thực hiện tốt Coc-VN là một tiêu chí quan trọng để xem xét đánh giá và giới thiệu DN với các đối tác trong và ngoài nước.

(Theo TNO)

Các tin khác
Hội thảo sơ kết công tác triển khai giảm tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc không về nước.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại cư trú bất hợp pháp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên tới 100 triệu đồng; người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS có thể phải ký quỹ để hạn chế tình trạng bỏ trốn.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm 1 gia đình được thụ hưởng chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Tân Lạc, Hòa Bình.

Sau 3 năm triển khai (2010-2012), hiệu quả của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) đã thể hiện rõ nét với hơn 1 triệu người lao động được học nghề và hơn 770.000 người trong số đó có việc làm mới hoặc tiếp tục nghề cũ với thu nhập cao hơn.

YBĐT - Trong những năm gần đây, huyện Văn Yên (Yên Bái) tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ. Hiện, trên địa bàn đã hình thành các khu, cụm công nghiệp như: cụm công nghiệp phía tây cầu Mậu A, cụm công nghiệp xã Đông An...

Tổng cục Dạy nghề vừa hoàn thành báo cáo tổng kết, trong đó khẳng định trong 3 năm từ 2010 - 2012 cả nước đã dạy nghề cho 1.086.979 lao động nông thôn theo chính sách của đề án, đạt 77,6% kế hoạch và bằng 16,6% kế hoạch của 11 năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục