Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội đua thuyền các huyện đảo trong cả nước​

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/3/2024 | 2:02:19 PM

Ngày 22/3, lần đầu tiên Lễ hội đua thuyền giữa các huyện đảo trong cả nước diễn ra tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện đảo Cô Tô.

Các đội đua hào hứng với Lễ hội đua thuyền giữa các huyện đảo.
Các đội đua hào hứng với Lễ hội đua thuyền giữa các huyện đảo.

Tham gia Lễ hội có 6 đội đua đến từ các huyện đảo thuộc 5 tỉnh, thành phố: Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Phú Quý (Bình Thuận); Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); Vân Đồn và Cô Tô (Quảng Ninh). Các đội chia thành 2 bảng, thi đấu theo vòng loại. Trải qua các vòng thi đấu đầy kịch tính, náo nhiệt, các đội Vân Đồn, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn và Phú Quý đã lọt vào vòng chung kết.

Kết quả chung cuộc đội Vân Đồn giành giải Nhất; đội Bạch Long Vĩ giành giải Nhì; các đội Lý Sơn, Phú Quý đứng thứ Ba; Cô Tô và Côn Đảo giải Khuyến khích.

Ông Đỗ Huy Thông, Phó Chủ tịch UBND huyện Cô Tô thông tin, việc lần đầu tiên tổ chức Lễ hội đua thuyền giữa các huyện đảo tại Cô Tô có ý nghĩa lớn, không đơn thuần là một cuộc thi thể thao giữa các huyện đảo mà thông qua Lễ hội này, những nét văn hóa dân gian được tái hiện lại, thể hiện tinh thần đoàn kết tập thể, tương trợ lẫn nhau của các huyện, thành phố đảo trên toàn quốc. Đây được xem như là một nét văn hóa tinh thần đã gắn liền với tiềm thức, trở thành một phần không thể thiếu với những con người biển đảo Việt Nam.

Lễ hội cũng là dịp để các huyện, thành phố đảo gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng và bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới biển, đảo; phát triển du lịch gắn với các lễ hội văn hóa; phối hợp tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch của mỗi huyện, thành phố đảo...

Lễ hội đua thuyền nhằm động viên các tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống để phục vụ học tập, lao động, sản xuất, xây dựng và bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ban tổ chức Lễ hội hy vọng mỗi người dân sinh sống, làm việc, học tập, tham quan, du lịch tại các đảo trên khắp mọi miền Tổ quốc cùng chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa và cùng huyện đảo Cô Tô lan tỏa tinh thần đó tới người dân cả nước, bạn bè quốc tế, góp phần thực hiện khát vọng bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, phát triển du lịch biển đảo Việt Nam bền vững.


Đội Vân Đồn (Quảng Ninh) giành giải Nhất tại Lễ hội đua thuyền giữa các huyện đảo trong cả nước. 

Phó Chủ tịch UBND huyện Cô Tô mong muốn sau Lễ hội này, công tác đào tạo, huấn luyện tiếp tục được quan tâm để phát triển, duy trì lễ hội đua thuyền tại các địa phương; cùng xây dựng, tổ chức luân phiên ít nhất một lễ hội đua thuyền tại các huyện, thành phố đảo.

(Theo Báo Tin tức)

Các tin khác
Thủ trưởng Cục Chính trị Hải quân trao bằng khen tặng các cá nhân.

Ngày 21/3, Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị gặp mặt báo chí Xuân Giáp Thìn 2024.

Tặng quà, cờ Tổ quốc cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn.

Vùng Cảnh sát biển 2 phối hợp tuyên truyền biển, đảo, phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định cho ngư dân Đà Nẵng.

Hàng ngàn cán bộ, viên chức, người dân đã có mặt dự lễ kỷ niệm 36 năm sự kiện Gạc Ma năm 1988

Chính quyền tỉnh Khánh Hòa, các đơn vị quân đội, cựu binh Trường Sa cùng đông đảo người dân đã về Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma dâng hương, dâng hoa, kỷ niệm 36 năm sự kiện Gạc Ma.

Chính quyền phường Quảng Phúc, quê hương của Anh hùng liệt sỹ Trần Văn Phương chủ trì buổi lễ

Anh hùng liệt sỹ, đảo phó Gạc Ma Trần Văn Phương đã được chính quyền và nhân dân trân trọng đặt tên cho con đường ven biển đẹp nhất tại quê nhà nhân kỷ niệm 36 năm trận hải chiến Gạc Ma (1988-2024). Lễ gắn biển tên đường được tổ chức trang trọng vào đúng ngày anh hi sinh 14/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục