Yên Bái những ngày sục sôi cách mạng

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/8/2015 | 2:55:13 PM

YênBái - YBĐT - Đã 70 năm kể từ mùa thu ấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, chính quyền đã về tay nhân dân, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Những lớp người trực tiếp tham gia chiến đấu để giành chính quyền ngày ấy giờ tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng ký ức về ngày độc lập, vinh quang vẫn còn in đậm trong tâm chí; còn lớp lớp thế hệ mai sau nhờ sử sách mà biết được không khí tươi vui và đầy tự hào của ngày độc lập, từ đó càng có ý thức trách nhiệm hơn trong cuộc sống, trong công việc để xứng đáng với sự hy sinh của lớp lớp thế hệ cha ông đi trước, quyết xây dựng quê hương, đất nước, giàu mạnh và văn minh.

Ký họa quang cảnh mít tinh chào mừng Cách mạng tháng Tám thành công tại vườn hoa tỉnh lỵ Yên Bái vào buổi sáng ngày 22 tháng 8 năm 1945.
Ký họa quang cảnh mít tinh chào mừng Cách mạng tháng Tám thành công tại vườn hoa tỉnh lỵ Yên Bái vào buổi sáng ngày 22 tháng 8 năm 1945.

Sự kiện chính trị hết sức quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng ở tỉnh ta chính là ngày 30-6-1945, Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ được thành lập.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang đã phát triển không ngừng, tham gia chiến đấu và giành thắng lợi nhiều trận. Thừa cơ địch bắt đầu suy yếu, phong trào quần chúng lên cao, Ban cán sự Đảng và các đơn vị vũ trang lãnh đạo tổ chức nhân dân phá các kho thóc Thiến, Kháo, Mỵ, Ca Vịnh, Sơn Bục, Gốc Báng, Vĩnh Lạc, Làng Sâng chia cho dân. Ngày 6-7-1945, Ban cán sự Đảng chủ trương đưa 3 trung đội vũ trang theo ba mũi tiến công vào Nghĩa Lộ. Cuộc tiến công đã trở thành cuộc võ trang tuyên truyền, tiến tới đâu, thành lập các đoàn thể cứu quốc ở đó. Ngày 8-7-1945 ta tổ chức mít tinh quần chúng, tuyên bố xóa bỏ bộ máy thống trị của địch; phổ biến 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh; thành lập Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời châu Văn Chấn. Đây là huyện đầu tiên của Yên Bái và cũng là huyện đầu tiên của vùng Tây Bắc được giải phóng và thành lập được chính quyền cách mạng. Tiếp đà thắng lợi, chính quyền cách mạng ở hàng loạt các địa phương đã ra đời gồm: châu Lục Yên ngày 10/7, châu Văn Bàn, ngày 5/8, phủ Trấn Yên ngày 7/8… Chỉ trong vòng hơn một tháng ( từ 6/7 1945 - 9/8/1945), lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân đã lật đổ toàn bộ chính quyền tay sai phát xít Nhật ở các châu, phủ, thành lập chính quyền  cách mạng. Nhật và bọn tay sai chỉ còn giữ được thị xã tỉnh lỵ, tinh thần sa sút, giao động nghiêm trọng.

Ngày 14-8-1945, Nhật tuyên bố đầu hàng các nước Đồng minh; tin tức truyền đi khắp cả nước đã thổi bùng ngọn lửa cách mạng lên cao chưa từng thấy trong các tầng lớp nhân dân ở tất cả các địa phương. Các tầng lớp trung gian ngả hẳn về phía cách mạng. Khắp các tỉnh trong toàn quốc, những cuộc mít tinh, biểu tình thị uy vũ trang do Việt Minh tổ chức có hàng nghìn, hàng vạn người tham gia diễn ra trước mắt quân Nhật và chính quyền bù nhìn. Binh lính người Việt, lính Bảo an và cảnh sát tỏ thái độ ủng hộ cách mạng. Tình thế cách mạng trực tiếp đã chín muồi, ngày 13 tháng 8 năm 1945, Ủy ban quân sự cách mạng Yên Bái đề ra kế hoạch giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Đêm 16 rạng ngày 17 tháng 8 năm 1945, Ủy ban quân sự cách mạng lệnh cho 4 trung đội vũ trang vượt sông Hồng vào trại lính Bảo an tước vũ khí địch. Quân ta khống chế toán lính gác cổng, chặn tất cả các đường ra ngoài, bắt toàn bộ bọn chỉ huy trại, buộc chúng phải mở kho vũ khí, thu hơn 300 khẩu súng các loại, rất nhiều đạn và nhiều quân trang, quân dụng. Số vũ khí này được phân phát ngay cho tự vệ phố và các trung đội vũ trang. Liền sau đó quân Nhật ngoan cố phản công, một trận chiến ác liệt đã xảy ra giữa các lực lượng cách mạng với quân Nhật; nhưng cuối cùng trước khí thế cách mạng lớn mạnh và khả năng chiến đấu ngoan cường của quân ta đã buộc địch phải rút về cố thủ tại đồn Cao.

Tối 17 tháng 8 năm 1945, ở Yên Bái đã nhận được Lệnh tổng khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ban cán sự Đảng họp khẩn cấp chủ trương huy động quần chúng vào thị xã đấu tranh chính trị kết hợp với áp lực vũ trang giành chính quyền. Sáng ngày 18 tháng 8 năm 1945, Tỉnh trưởng Yên Bái cho 5 người mang cờ trắng, đem thư gửi lãnh đạo ta đề nghị ngừng bắn và tiếp tục đàm phán. Tại cuộc đàm phán, ta tạo điều kiện cho Nhật rút quân an toàn. Với thành công của lần đàm phán này, cuộc khởi nghĩa của nhân dân Yên Bái đã toàn thắng.

Sáng 22 tháng 8 năm 1945, Ban cán sự Đảng tổ chức cuộc mít tinh quần chúng ở sân Căng thị xã Yên Bái có gần một vạn người tham dự. Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái làm lễ ra mắt nhân dân; đồng chí Ngô Minh Loan là Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Phúc là Phó chủ tịch. Đồng chí Nguyễn Phúc, thay mặt Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, công bố chính sách của Mặt trận Việt Minh, kêu gọi nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết ủng hộ, giúp đỡ chính quyền cách mạng sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của đế quốc và các thế lực phản động, vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, từng bước xây dựng cuộc sống mới.

Cách mạng tháng Tám thành công tạo ra bước ngoặt lớn lao mở đầu thời kỳ phát triển rực rỡ của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Yên Bái tự hào với truyền thống vẻ vang, tăng cường đoàn kết, xây dựng cuộc sống mới đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy trong lần Người đã lên thăm và nói chuyện với cán bộ và nhân dân Yên Bái. Nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và các đoàn thể, giữ vững nền quốc phòng - an ninh, đặc biệt trên lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Không thoả mãn với những gì đã đạt được, phát huy tinh thần Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 cán bộ, đảng viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc Yên Bái đang ra sức phấn đấu dựng xây quê hương giàu mạnh, trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực, đúng với mục tiêu mà Đại hội Tỉnh Đảng bộ đã đề ra.

Lê Phiên

Các tin khác

YBĐT - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 70 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam và 10 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, sáng 19/8, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái đã tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.

Cuốn sách “The Vietnamese Revolution of 1945 - Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War” (Cách mạng Việt Nam 1945 - Roosevelt, Hồ Chí Minh và De Gaulle trong một thế giới chiến tranh) in năm 1991 của nhà sử học Na Uy X.Tôn-nét-xơn.

70 năm qua, các sử gia, nhà nghiên cứu, nhà chính trị, quân sự và nhà báo nước ngoài đã viết hàng trăm cuốn sách về cuộc Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam. Cho đến hôm nay, các tác phẩm này vẫn thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận.

Trải qua 70 năm xây dựng, Công an Yên Bái ngày càng trưởng thành, là lực lượng trung thành, tin cậy của Đảng và nhân dân.

YBĐT -Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận cống hiến to lớn, biểu dương những thành tích tiêu biểu của lực lượng Công an tỉnh Yên Bái và phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 70 năm qua. 

Ông Đặng Ngọc Tri bên tấm Kỷ niệm chương 70 năm Cách mạng tháng Tám.

YBĐT - Tháng Tám mùa thu lịch sử, cụm từ lãng mạn ngọt ngào ấy trong suốt 70 năm qua đã gắn với mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc - thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, mở ra một chân trời mới hoà bình, độc lập, thống nhất cho đất nước. Mỗi độ tháng Tám về, lòng tự hào trong từng người con đất Việt lại được nhân lên gấp bội, hào khí dân tộc ấy đã tiếp thêm niềm tin vững bước vào tương lai cho dân tộc Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục