Yên Bái: Đầu tư hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/10/2019 | 2:05:51 PM

YênBái - Để thực hiện hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án dành cho các huyện vùng cao, các xã, thôn, bản ĐBKK, giúp đồng bào vươn lên xóa đói giảm nghèo, cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước đầu tư thông qua các chương trình, dự án, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên trọng tâm cho vùng dân tộc thiểu số (DTTS).

Nhờ nguồn vốn 30a và các nguồn vốn khác của Nhà nước hỗ trợ sản xuất, đến nay đồng bào Mông ở Mù Cang Chải và Trạm Tấu đã cơ bản xóa xong ruộng một vụ.
Nhờ nguồn vốn 30a và các nguồn vốn khác của Nhà nước hỗ trợ sản xuất, đến nay đồng bào Mông ở Mù Cang Chải và Trạm Tấu đã cơ bản xóa xong ruộng một vụ.

Các chương trình, dự án, chính sách được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy được hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách tại địa phương, từ đó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS.

Tổng vốn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2019 là 901.454 triệu đồng; trong đó: Dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng 709.380 triệu đồng, đã đầu tư xây dựng 672 công trình cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn, bản ĐBKK; duy tu, bảo dưỡng 157 công trình cơ sở hạ tầng các loại. 

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo 177.299 triệu đồng, hỗ trợ giống vật nuôi cho 11.710 lượt hộ; hỗ trợ giống cây lương thực được 6.656 ha cho 22.232 lượt hộ, giống cây công nghiệp, lâm nghiệp được 1.062 ha cho 1.291 lượt hộ; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi 1.056 hộ; hỗ trợ máy móc được 2.516 cái cho 2.795 hộ; hỗ trợ phân bón cho 9.475 lượt hộ... 

Chương trình 30a, giai đoạn 2014 - 2019, tổng số vốn hỗ trợ có mục tiêu cho huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu là 269.226 triệu đồng. Đã đầu tư xây dựng được 35 công trình cơ sở hạ tầng; duy tu, bảo dưỡng được 40 công trình cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, xuống cấp; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo (hàng năm hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ trên 46.533 ha rừng các loại; hỗ trợ trên 126.500 liều vắc-xin tiêm phòng cho gia súc, gia cầm; hỗ trợ giống, phân bón chuyển đổi cơ cấu cây trồng… giúp đồng bào DTTS phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. 

Ông Lý Khua Ninh ở bản Dề Thàng, xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải) phấn khởi khoe: "Gia đình tôi có 0,7 ha ruộng, trước đây chỉ cấy một vụ không đủ gạo ăn cho 7 khẩu, hàng năm vẫn phải xin gạo cứu đói của Nhà nước. Được Chương trình 30a hỗ trợ sản xuất vụ mùa được 8 kg thóc giống, vụ xuân thì được hỗ trợ 100% diện tích 20 kg, ngô cũng được hỗ trợ 3 kg giống nên từ năm 2016 đến nay, gia đình tôi cấy 2 vụ lúa, mỗi năm thu được gần 5 tấn thóc, 1,6 tấn ngô, lâu rồi không xin gạo cứu đói nữa; nhà vẫn thừa thóc, ngô để ăn; trong bản cũng không thấy có ai hỏi vay nên thóc, ngô cứ thừa từ vụ này sang vụ khác...”. 

Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh đã phê duyệt Đề án hỗ trợ dân tộc Phù Lá - xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên với kinh phí 42.655 triệu đồng. 

Đề án được thực hiện từ năm 2019, đến nay, Trung ương đã cấp 2.173 triệu đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng các thôn bản, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào. 

Giai đoạn 2014 - 2019, tỉnh đã triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư theo Quyết định 33/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổng số vốn được phân bổ là 38.990 triệu đồng để tiếp tục triển khai thực hiện 23 dự án, di chuyển được 434 hộ đến điểm định canh, định cư. 

Triển khai chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn với tổng kinh phí 45.259 triệu đồng, đã hỗ trợ sinh hoạt phân tán cho 9.950 hộ; hỗ trợ mua sắm máy móc nông cụ cho 1.937 hộ; đầu tư xây dựng 34 công trình nước sinh hoạt tập trung quy mô xã, thôn, bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các hộ vùng đồng bào DTTS. 

Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn, đã hỗ trợ trực tiếp cho 742.699 lượt khẩu nghèo với kinh phí 69.614 triệu đồng, giúp cho các hộ nghèo có thêm điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững...

Việc đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án dành cho các thôn, bản, xã, huyện ĐBKK, vùng đồng bào DTTS trong giai đoạn 2014 - 2019 trên địa bàn tỉnh đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân qua các năm của tỉnh trên 4%, đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 17,68%. 

Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 24,4 triệu đồng, năm 2018 đạt 33,6 triệu đồng. Hai huyện vùng cao Mù Cang Chải và Trạm Tấu đã xóa được hàng nghìn héc-ta ruộng một vụ, chuyển đổi hàng nghìn héc-ta lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô đồi, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở vùng cao, vùng đồng bào DTTS được giữ vững, ổn định.                                                                                               
Cao Chính

Tags Yên Bái đầu tư hiệu quả xóa đói giảm nghèo dân tộc thiểu số chương trình 30a

Các tin khác

Sau 1,5 ngày làm việc nghiêm túc, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 27 mở rộng đã hoàn thành chương trình đề ra. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Yên Bái trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!

Sáng nay - 17/10, Hội nghị lần thứ 27 (mở rộng) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII tiếp tục diễn ra dưới sự chủ trì của các đồng chí: Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Trần Thị Trang tại Hội nghị triển khai Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia diễn ra ngày 16/10.

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ 1/1/2020, theo đó, tất cả người điều khiển phương tiện giao thông phải có nồng độ cồn bằng 0.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trao quà khen thưởng, động viên các đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái.

Với tinh thần “Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ III, năm 2019 là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng nhằm tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về công tác dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; biểu dương và tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục