Kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2022)

Cách mạng Tháng Tám trong mắt bạn bè quốc tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/8/2022 | 7:42:57 AM

YênBái - Cách mạng Tháng Tám và sự kiện Ngày 2/9/1945 của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà sử học, các học giả quốc tế. Nhiều bài báo, cuốn sách, công trình nghiên cứu về cuộc Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam của các nhà sử học quốc tế đã ra đời, trong đó ghi nhận Cách mạng Tháng Tám đặc biệt có ý nghĩa không chỉ đối với dân tộc Việt Nam, mà còn tác động tới nhiều nước thuộc địa trên thế giới khi đó.

Cuộc mít tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền do Mặt trận Việt Minh tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 19/8/1945. (Ảnh tư liệu).
Cuộc mít tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền do Mặt trận Việt Minh tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 19/8/1945. (Ảnh tư liệu).

Cuộc cách mạng có sự đồng lòng của cả dân tộc

Nói tới Việt Nam là nói tới một dân tộc từng chiến thắng nhiều triều đại phong kiến phương Bắc, thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ, nhà báo Jorge Tuero của Argentina đã từng ca ngợi như vậy khi nói về thành công của Cách mạng Tháng Tám. Ông cho rằng, cuộc cách mạng đã chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, xóa bỏ chế độ phong kiến và tái khẳng định nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Đây là đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân, mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới giành độc lập dân tộc.  

"Cách mạng Tháng Tám thành công cũng là minh chứng của việc đưa ra sách lược đúng đắn, cũng như khả năng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Mặt trận Việt Minh. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình, đưa ra những quyết sách cần thiết vào thời điểm thích hợp, kết hợp với quá trình chuẩn bị cả về chính trị và quân sự kỹ lưỡng để đảm bảo tính đoàn kết dân tộc, trên cơ sở khối liên minh công nông đã góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945” - nhà báo Argentina nhấn mạnh. 

Giáo sư người Nga Aleksandr Sokolovsky cho rằng, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự hình thành của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có ý nghĩa rất to lớn. Động lực thúc đẩy cuộc cách mạng này chính là tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. 

Mục đích của Cách mạng Tháng Tám trước hết là nhiệm vụ giải phóng đất nước khỏi những kẻ ngoại xâm - thực dân Pháp và quân phiệt Nhật. Khi cuộc cách mạng thắng lợi, những từ chính yếu nhất trong Bản Tuyên ngôn Độc lập chính là "Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Bản thân cuộc cách mạng đã diễn ra không phải dưới khẩu hiệu của chủ nghĩa Marx "vô sản các nước liên hiệp lại” mà là "Độc lập - tự do - hạnh phúc”. 

Ông nhấn mạnh: "Tôi không hình dung điều gì sẽ đến với Việt Nam nếu không có cuộc cách mạng này, thậm chí khái niệm Việt Nam thống nhất cũng sẽ không tồn tại. Có thể nói, Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một trang sử mới, một kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam” - Ông Aleksandr Sokolovsky nói.

Nhà sử học người Pháp Charles Fournieau khi còn sống từng nói rằng, Cách mạng Tháng Tám hết sức quan trọng không chỉ đối với Việt Nam, mà còn cho cả các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới, nhất là các nước châu Phi. 

Đây là cuộc cách mạng thực sự, với sự đồng lòng, chung sức của cả dân tộc. Ông Fournieau cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Người anh hùng giải phóng dân tộc, Người đã dành cả cuộc đời mình để lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Sự kiện chính trị chấn động có tiếng vang trên toàn cầu

Thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám cũng là chủ đề nghiên cứu của các chuyên gia, sử gia người Pháp. Nhà sử học Alain Ruscio đã dành hơn 30 năm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam và có ít nhất 15 tác phẩm viết về lịch sử Việt Nam, các cuộc kháng chiến, về Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam. 

Ông viết: "Chiến thắng năm 1945 của Việt Nam không chỉ là sự kiện gây bất ngờ, mà đó cũng là sự tất yếu mang tính logic trong lịch sử phong trào đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào đấu tranh đòi độc lập của các nước thuộc địa trên thế giới lúc bấy giờ, nhất là các nước ở châu Phi”. 

Đồng tình với quan điểm trên, Giáo sư Aleksandr Sokolovsky cho rằng, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp giải phóng của các dân tộc khác ở Nam Á và Đông Nam Á. Trước tấm gương tích cực của Việt Nam, năm 1946, Ấn Độ đã được giải phóng khỏi sự thống trị của Anh. Năm 1949, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa được hình thành. Sau đó, các dân tộc khác ở châu Á cũng dần dần được giải phóng như Myanmar, Indonesia, Philippines, Triều Tiên.

77 năm qua đã ghi dấu những nỗ lực phi thường của nhân dân Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để xây dựng, bảo vệ nền độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ, mở rộng quan hệ hợp tác và tạo môi trường quốc tế thuận lợi để xây dựng, phát triển đất nước và cải thiện đời sống nhân dân. 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta, đất nước ta đã có những chặng đường vẻ vang và đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có các bước phát triển về kinh tế, thương mại, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đóng góp tích cực cho hòa bình phát triển ở khu vực và trên thế giới.
B.T

Các tin khác
Bảo hiểm xã hội tỉnh và Công an tỉnh ký kết Quy chế phối hợp xây dựng Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", Chỉ thị số 07/CT-BCA-V28, ngày 15/8/2014 của Bộ Công an về đẩy mạnh Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (BVANTQ) trong cơ quan, doanh nghiệp, trường học đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới, thời gian qua.

Cầu Bách Lẫm hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái.

Trong những ngày tháng Tám đầy ắp ý nghĩa lịch sử của đất nước, của dân tộc, được nở nụ cười hạnh phúc chờ đón vụ mùa trĩu hạt, nặng bông, được đi trên những con đường nông thôn mới tràn đầy hoa nắng, được ngắm những bản làng, tuyến phố hiện đại, văn minh rực ánh cờ sao, người dân cả nước nói chung và đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng không thể nào quên mùa Thu cách mạng 77 năm trước.

Lãnh đạo huyện Lục Yên và xã Mường Lai trò chuyện cùng ông Hoàng Triều Cống.

Ông Hoàng Triều Cống - Tiểu đội Trưởng Tiểu đội 1, Đội Du kích Cổ Văn năm nay đã bước sang tuổi 96, song ông vẫn nhớ như in cái ngày đối mặt với nòng súng, cầm thư dụ hàng của Việt Minh tiến thẳng vào đồn địch. Người dân địa phương vẫn gọi ông là “Chiến sĩ áo chàm tay không cướp đồn giặc”.

Kể chuyện truyền thống bên Di tích lịch sử Chiến khu Vần - Dọc.

Xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên là địa phương nằm trên địa bàn Chiến khu Vần - Dọc trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Với truyền thống cách mạng, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong xã luôn nỗ lực vượt khó, đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Trong đó, phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là điểm nhấn quan trọng tạo nên sức sống mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục