Quốc hội dành cả ngày thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/6/2023 | 7:28:38 AM

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện gồm 16 chương, 263 điều, trong đó tăng 5 mục, bổ sung mới 40 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến nhân dân.

Quang cảnh phiên họp Quốc hội.
Quang cảnh phiên họp Quốc hội.

Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV dành cả ngày 21/6 để thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện gồm 16 chương, 263 điều, trong đó tăng 5 mục (mục 3 Chương IV, mục 1 Chương VII; mục 1, 2, 3 chương XVI), bổ sung mới 40 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến nhân dân.

Tiếp thu các ý kiến góp ý, dự thảo Luật đã sửa đổi toàn bộ nội dung của Điều 79 theo hướng, Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa.

Dự thảo Luật quy định cụ thể trường hợp thu hồi đất đối với các loại công trình công cộng từng lĩnh vực; thu hồi đất để xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước, công trình sự nghiệp và một số trường hợp thật cần thiết khác. Đồng thời, rà soát, làm rõ hơn các trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh tại Điều 78; các trường hợp thu hồi đất do vi phạm để phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan như Luật Đầu tư, các luật về thuế, làm rõ hành vi của cơ quan quản lý hoặc của người vi phạm tại Điều 81.

Dự thảo Luật đã bổ sung quy định phân cấp thẩm quyền thu hồi đất cho Ủy ban Nhân dân cấp huyện không phân biệt người sử dụng đất là tổ chức hay cá nhân trừ trường hợp thu hồi đất quốc phòng, an ninh. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất quốc phòng, an ninh sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Trường hợp không thống nhất ý kiến, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Việc quy định như dự thảo Luật nhằm đảm bảo thống nhất với Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; đẩy mạnh phân cấp phân quyền, nâng cao trách nhiệm địa phương, giảm thủ tục hành chính và có cơ chế giải quyết các trường hợp đặc thù khi chưa đạt được đồng thuận hoặc có vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu, tiếp thu quy định cụ thể, luật hóa một số quy định trong các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai hiện hành đã được thực tế chứng minh là phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất thu hồi, tạo sự đồng thuận, giảm khiếu kiện; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong tổ chức thực thi.

Dự thảo Luật cũng làm rõ nguyên tắc định giá đất, giá đất thị trường, căn cứ định giá, thông tin đầu vào để xác định giá và các phương pháp định giá đất; bổ sung quy định về tư vấn thẩm định giá đất.

Việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc: Phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; tuân thủ đúng phương pháp, trình tự, thủ tục định giá đất; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; tính độc lập trong các khâu xác định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Toàn bộ hoạt động của báo chí đều tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng trên tất cả các lĩnh vực của xã hội, của các tầng lớp nhân dân và thậm chí làm thay đổi cả nhận thức và hành động của tập thể, cá nhân  (Ảnh tư liệu).

Hôm nay 21/6 - kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023). 98 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đồng hành cùng dân tộc, đất nước, báo chí cách mạng Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao đổi với lãnh đạo Báo Yên Bái về công tác chuyển đổi số báo chí.

Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã bám sát nhiệm vụ chính trị, định hướng tuyên truyền của tỉnh, nắm bắt thực tiễn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tập trung đổi mới, đặc biệt là nâng cao chất lượng hiệu quả thông tin báo chí, bảo đảm cung cấp thông tin nhanh, kịp thời, chính xác, nâng cao chất lượng các tin, bài, phóng sự đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi tầng lớp Nhân dân.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao giải A cho các tác giả đạt Giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022. (Ảnh: Thu Trang)

Tuyên truyền, giáo dục những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc và nhân loại đến mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần xây dựng và nâng cao văn hóa, đạo đức trong Đảng; xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực và uy tín lãnh đạo cách mạng đi đến mọi thắng lợi là một chức năng, nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan báo chí, tuyên truyền từ trung ương đến cơ sở.

Các đồng chí: Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái; Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao đổi với lãnh đạo Báo Yên Bái về đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền.

Cùng với các cơ quan truyền thông của tỉnh, đội ngũ những người làm báo của Báo Yên Bái đang không ngừng nêu cao vai trò, trách nhiệm và đạo đức của người làm báo cách mạng trong công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục