Quốc hội thảo luận Luật bảo hiểm y tế: Băn khoăn với mức đóng cao

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/10/2008 | 12:00:00 AM

Sáng 21-10, Quốc hội (QH) thảo luận ở hội trường về Luật bảo hiểm y tế (BHYT). Vấn đề được quan tâm nhất là mức đóng, mức hưởng của người dân

ĐB Quốc hội phát biểu tại phiên thảo luận về dự thảo Luật bảo hiểm y tế
ĐB Quốc hội phát biểu tại phiên thảo luận về dự thảo Luật bảo hiểm y tế

Theo đại biểu Cao Thành Văn  - đoàn đại biểu QH tỉnh Bạc Liêu, dự thảo Luật BHYT lần này đã được chỉnh sửa, có tiếp thu khá nhiều ý kiến nhưng quá chú trọng giải quyết những khó khăn của ngành y như mất cân đối quỹ, tỉ lệ người tham gia bảo hiểm chưa cao, tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên. Trong khi đó, những vấn đề mấu chốt liên quan đến quyền lợi người dân như nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các cơ sở khám chữa bệnh hợp lý vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Mức đóng 6% là cao

Về việc quy định mức đóng, theo ông Cao Thành Văn, áp dụng mức cán bộ công chức phải đóng 6% lương và phụ cấp hằng tháng là quá cao đối với đối tượng BHYT bắt buộc (các đối tượng khác đóng 6% mức lương tối thiểu). Qua theo dõi, ông Văn cho biết thời gian qua, quỹ BHYT bắt buộc không bị mất cân đối. Sắp tới, số lượng người tham gia BHYT tăng nhanh nên quỹ sẽ lớn hơn. Vì vậy, ông Văn đề nghị cần có cơ sở dự liệu cụ thể hơn trước khi thông qua luật.

Đồng tình với ý kiến cho rằng mức đóng BHYT trong dự luật Bộ Y tế trình là cao, đại biểu Trương Thị Thu Hằng (Đồng Nai) cân nhắc đến tính khả thi của mức phí đó. Theo bà Hằng, “với các doanh nghiệp, chỉ phải đóng mức 3% như trước đây còn khó đảm bảo thì mức 6% trong thời buổi kinh tế suy thoái thật sự là bài toán khó”.

Nên xem lại thuế rượu bia

Chiều qua, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo đại biểu Nguyễn Việt Dũng (TP.HCM), không nên đưa mặt hàng máy lạnh vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bởi máy lạnh cần thiết với khí hậu VN. Vả lại, khi đời sống khá lên, sở hữu máy lạnh không phải là xa xỉ. Trong khi đó, việc hạ thuế với bia lon, bia chai, theo ông Dũng, nên cân nhắc lại. Mức thuế mặt hàng này đang từ 75% xuống 45%, theo ông Dũng, là đột biến hơn cả xe hơi, làm lợi cho các công ty nước ngoài. Ngân sách sẽ mất 1.700 tỉ đồng. Trong khi đó bia hơi, bia tươi trước nay thu thuế không được nhiều lại tăng thuế từ 40% lên 45%. 

Tham gia góp ý, nhiều đại biểu đã yêu cầu đánh thuế nặng hơn với sân golf, vũ trường, matxa, casino, hàng mã... Nhiều đại biểu còn đề nghị đưa thêm một số loại hình dịch vụ vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo đại biểu Nguyễn Văn Thời (Thái Nguyên), nên bổ sung vào đối tượng chịu thuế loại hình dịch vụ giải phẫu thẩm mỹ, dịch vụ làm đẹp, mỹ phẩm cao cấp với lý do đây là những mặt hàng chỉ phục vụ những người có thu nhập cao.

Trong khi đó, dự luật quy định việc khám chữa bệnh đối với bệnh nghề nghiệp không được BHYT thanh toán. Bà Hằng cho rằng quy định như thế không hợp lý vì có nhiều tình trạng bệnh khó xác định rạch ròi do đâu. Vả lại, “người ta ở trong nghề đó anh vẫn thu phí, khi họ bị bệnh thì dù do nghề nghiệp gây ra cũng không nên gạt họ ra ngoài” - bà Hằng nói.

Cũng liên quan đến phí và mức chi trả, đại biểu Bùi Quang Bền (Kiên Giang) cho rằng quy định người nghèo, người dân tộc thiểu số chỉ được BHYT trả 95%, người dân tự trả 5% là không khả thi. Ông Bền cho biết thực tế nhiều người bệnh không có tiền ăn hằng ngày, phải ăn bếp ăn từ thiện. Ông Bền đề nghị mức hưởng BHYT cho đối tượng này phải là 100%.

Đại biểu Võ Thị Dễ (Long An) đề nghị dự luật cần nói rõ mức hỗ trợ đóng BHYT cho nông dân ít nhất là 30% mệnh giá thay vì chỉ ghi là “hỗ trợ một phần”.

Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) đề nghị đưa cán bộ bán chuyên trách ở xã, phường vào đối tượng được đóng BHYT. Theo ông Thụy, quy định đối với người hưởng lương hưu chỉ được BHYT chi trả 95% là chưa phù hợp vì đối tượng này thuộc diện đóng BHYT bắt buộc ít nhất 20 năm. Đánh đồng người đóng 6% lương và phụ cấp hằng tháng với người chỉ đóng 6% mức lương tối thiểu đều hưởng 95% phí khám chữa bệnh là không phù hợp. Do đó, nên sửa lại cán bộ hưu trí được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Được khám chữa bệnh nơi nào mình muốn

Theo đại biểu Bá Thanh Kia (Phú Yên), dự luật BHYT quy định cứng nhắc địa điểm khám chữa bệnh là bất bình đẳng, gây khó khăn vì tại nhiều địa phương giáp ranh, việc đi đúng tuyến quá xa so với trái tuyến. Bên cạnh đó, theo đại biểu Kia, cá nhân đi công tác, bị bệnh chẳng lẽ buộc phải quay trở về địa điểm ghi trên thẻ BHYT để khám bệnh? Nhằm thực hiện công bằng và nhân đạo trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, ông Thanh Kia cho rằng nên quy định người có thẻ BHYT khám chữa bệnh ở cơ sở thuận tiện nhất.

Đại biểu Thị Trãi (Đắc Nông) cũng đồng tình và cho rằng đã mua BHYT thì có thể khám chữa bệnh ở bất cứ cơ sở nào trên đất nước VN. Điều cần làm là dần xóa bỏ các thủ tục phiền hà phân tuyến, chuyển viện để các cơ sở y tế cạnh tranh, nâng cao chất lượng, giảm giá dịch vụ.

Giải pháp cho vấn đề này, theo đại biểu Cao Thành Văn, không cần phải bó buộc nhân dân bằng quy định ngặt nghèo về tuyến, chỉ nên quy định mức chi trả khác nhau giữa tuyến xã, tuyến huyện và tỉnh chắc chắn sẽ giải quyết được tình hình.

(Theo Tuổi Trẻ))

Các tin khác

YBĐT - Những năm gần đây, việc tiếp xúc và giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã trở thành việc làm thường xuyên của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Trạm Tấu. Tại kỳ họp thứ 9, HĐND huyện khoá XV đã có 26 ý kiến và kiến nghị của cử tri gửi đến thuộc các lĩnh vực: đầu tư xây dựng, văn hoá xã hội, phát triển kinh tế... Các ý kiến và kiến nghị đều được các cấp, các ngành liên quan trả lời và giải thích thoả đáng.

(Ảnh: TTXVN)

Tiếp tục chuyến thăm chính thức CHDCND Trung Hoa, ngày 21-10, tại tỉnh Hải Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc, với sự tham dự của hơn 400 doanh nghiệp hai nước.

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 20-10 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ đã đến thành phố Hải Khẩu tỉnh Hải Nam, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 20 đến 23-10 và tham dự Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ bảy (ASEM 7) tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 24 đến 25-10 theo lời mời của Thủ tướng Ôn Gia Bảo và phu nhân.

Sáng nay, 20-10, QH nghe và cho ý kiến về dự thảo Luật Cán bộ công chức (CBCC). Theo Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, đây là văn bản pháp quy quan trọng, có ảnh hưởng xã hội rộng lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục