Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Yên Bái Hoàng Thương Lượng:

Bốn giải pháp cần quan tâm để giảm nghèo ở các tỉnh miền núi

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/11/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2008, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Hoàng Thương Lượng đã tham gia ý kiến về các giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Hoàng Thương Lượng - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái.
Ông Hoàng Thương Lượng - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái.

Đại biểu Hoàng Thương Lượng bày tỏ đồng tình cao với Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội về đánh giá thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội  năm 2008 và nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội năm 2009.

Theo ĐB Hoàng Thương Lượng, ở các tỉnh miền núi, vùng cao nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống không phải là vùng trọng điểm về kinh tế xã hội của quốc gia nhưng lại là vùng trọng điểm về phên dậu an ninh quốc phòng của quốc gia vùng trọng điểm về lá phổi xanh của quốc gia.

Tuy nhiên, cũng có vùng trọng điểm mà chính các tỉnh miền núi, vùng cao cũng không mong muốn đó là vùng trọng điểm về đói nghèo, trọng điểm về kinh tế xã hội yếu kém.

Bên cạnh đó lại có một số những đối nghịch về cao thấp mà Chính phủ và người dân miền núi cũng không mong muốn như cần có mức sống cao của người dân thì lại thấp, cần có dân trí cao thì lại thấp, cần phát triển vốn rừng cao thì vốn rừng này lại đang thấp. Ngược lại cần có mức sinh tự nhiên thấp thì lại cao, cần tỷ lệ đói nghèo thấp thì mức này lại đang cao.v.v...

ĐB cho rằng, tăng trưởng kinh tế bình quân năm thì cao hơn bình quân cả nước thường trên 10%, có tỉnh trên 15% nhưng giá trị tuyệt đối của sự tăng trưởng này lại thấp, thường nó chỉ ở mức trên dưới khoảng 3 ngàn tỷ trên năm, nên bình quân đầu người vẫn thấp không được cải thiện đáng kể, thường ở mức 4 đến 7 triệu đồng trên người, ở mức này chỉ được bằng 40-60% so với thu nhập bình quân cả nước hiện nay.

Để giảm nghèo bền vững với các tỉnh miền núi vùng cao, Chính phủ, bộ, ngành Trung ương đã có nhiều chương trình đầu tư và đã đem lại những kết quả tích cực. ĐB đề nghị quan tâm đến một số giải pháp sau:

Một là: Về một số chính sách hỗ trợ sản xuất cho vùng nghèo, vùng núi, vùng cao như về giống, về phân bón, trợ cấp, trợ giá v.v... có một thực tế miền núi vùng cao dân tộc thiểu số thì đa số hộ nghèo đều có đất sản xuất ít, có hộ không có đất ruộng để sản xuất cho nên hỗ trợ này chủ yếu lại cho thiểu số các hộ khá nhiều ruộng đất sản xuất.

Để giải quyết bất hợp lý này, tỉnh Yên Bái đã có Nghị quyết chuyên đề và đã tổ chức thực hiện điều chỉnh về phát triển đất sản xuất cho vùng cao, có thể coi đây là cuộc cách mạng về cải cách ruộng đất, về đất sản xuất cho vùng cao như hỗ trợ khai hoang ruộng nước, chính sách của Chính phủ là 3 triệu đồng/ héc ta, tỉnh đã bổ sung thêm ngân sách của mình là 2 triệu đồng/héc ta kể cả cho việc chuyển nhượng từ các hộ có nhiều đất nông nghiệp cho hộ thiếu đất sản xuất nhưng kết quả đạt được chưa được như mong muốn.

ĐB đề nghị Chính phủ kéo dài chương trình 134 trong đó tập trung cho giải quyết đất sản xuất vùng cao cho đến năm 2010 và tăng nguồn giải quyết kịp thời về vốn cho thực hiện mức hỗ trợ khai hoang ruộng nước, chuyển nhượng đất sản xuất giữa các hộ thì đưa lên ở mức từ 7 đến 8 triệu đồng/héc ta.

Hai là: Tỉnh miền núi có cơ chế chính sách trải thảm nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh cho phát triển, xong nhà đầu tư trong tỉnh thì nhỏ ít vốn, với các đại gia ngoài tỉnh vùng xuôi, người nước ngoài có vốn lớn, tuy rằng thảm rất đỏ nhưng hầu như không hấp dẫn lắm, không đến được bởi một lẽ là đường xấu khó đi.

ĐB đề nghị cần tập trung mạnh về nguồn lực, tăng thêm tiềm lực, điều kiện và tăng tốc độ về cải tạo, nâng cấp đường và thêm đường quốc lộ lên đối với các tỉnh miền núi vùng cao. Đây cũng là một trong những biện pháp góp phần đầu tư phát triển công nghiệp và xóa đói giảm nghèo cho các tỉnh miền núi khó khăn.

Cùng với việc trên, ĐB cũng đề nghị Chính phủ có chính sách tăng vốn trái phiếu Chính phủ, đầu tư kiên cố hóa đường ôtô đến trung tâm các xã miền núi để đi được thường xuyên trong năm, có thể theo cơ chế 30-70, tức là địa phương 30% và nguồn vốn của Chính phủ là 70%.

Ba là: ĐB đồng tình giải pháp của Chính phủ về thực thi chính sách tài khóa chặt chẽ, chống lạm phát, trong đó các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh về lãi suất, hạn chế tổng mức cho vay.

Tuy nhiên để tháo gỡ khó khăn, vốn vay thực hiện một số dự án phát triển để tăng biện pháp an sinh xã hội ở miền núi, ĐB đề nghị Chính phủ cho tăng thêm tổng mức cho vay và đối tượng cho vay của Ngân hàng phát triển và Ngân hàng chính sách xã hội, tăng bình quân mức hỗ trợ lên.

Bốn là: Về các tập đoàn kinh tế Nhà nước, theo ĐB thì quốc gia nào cũng cần có tập đoàn kinh tế mạnh do Nhà nước kiểm soát. Tập đoàn kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới ở tuổi 20, 30, 50, nhưng tập đoàn kinh tế của chúng ta mới có 4, 5 tuổi.

Bên cạnh một số tồn tại thì khẳng định rằng sự phát triển và kết quả đạt được như vừa qua là quan trọng, ở Yên Bái khi hợp tác với tập đoàn kinh tế đã tạo ra được những năng lực nhất định. Do đó, đề nghị cần quan tâm về việc điều chỉnh sự phát triển đúng hướng của các tập đoàn kinh tế để tăng tiềm lực về kinh tế, tăng hiệu quả kinh tế tăng năng lực kinh doanh và khả năng chủ đạo, hội nhập của các tập đoàn kinh tế Nhà nước. 

Phạm Ngọc Quyền (ghi tại kỳ họp)

Các tin khác

Đợt mưa lũ những ngày vừa qua ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung làm thiệt hại lớn về người, tài sản. Ngày 3-11, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện khẩn gửi các bộ ngành và các tỉnh thành Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình thăm hỏi ân cần và chia buồn sâu sắc đến các gia đình có người bị chết, bị thiệt hại.

Nông dân xã Tân Thịnh (TP Yên Bái) chăm sóc rau màu vụ đông.
(Ảnh: Linh Chi)

YBĐT - Sau một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá X (NQTƯ5 khoá X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị” ở Đảng bộ thành phố Yên Bái (Yên Bái) đã tạo ra những chuyển biến quan trọng.

Đại hội IX Công đoàn Việt Nam

Sáng nay (3/11), Đại hội X Công đoàn Việt Nam (VN) khai mạc tại Cung văn hóa Lao động hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội) 619 đại biểu là cán bộ công đoàn chuyên trách, 290 đại biểu nữ, 48 đại biểu là công nhân trực tiếp sản xuất, 44 đại biểu là người dân tộc thiểu số, 81 đại biểu là người ngoài Đảng, 7 đại biểu là Anh hùng lao động, Anh hùng lực lương vũ trang, 25 đại biểu là chiến sỹ thi đua toàn quốc…

Đồng chí Lê Mạnh Hùng trao đổi với cán bộ xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

YBĐT - Ngày 30 và 31/10, đồng chí Lê Mạnh Hùng - Phó bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái đã làm việc tại huyện Văn Chấn để nắm tình hình thực hiện Nghị quyết TƯ5, TƯ6 khoá X về công tác xây dựng Đảng và đổi mới hệ thống chính trị, kiểm tra công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 10 tháng đầu năm 2008.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục