Thịnh Hưng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa
- Cập nhật: Thứ ba, 8/12/2015 | 3:21:46 PM
YBĐT - Những năm gần đây, bám sát tình hình thực tiễn của địa phương, Đảng bộ xã Thịnh Hưng (huyện Yên Bình) đã xây dựng các nghị quyết chuyên đề, chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ và đạt được những kết quả tích cực.
Chăn nuôi lợn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho không ít gia đình tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình.
|
Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế xã đã hướng tới đẩy mạnh việc chuyển dịch chăn nuôi theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.
Với đặc thù là xã sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn, để tháo gỡ Đảng bộ xã đã chú trọng công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương. Trong đó, các mô hình chăn nuôi quy mô lớn ngày càng được nhân rộng.
Gia đình bà Trần Thị Lịch - thôn Đình Lâm, bắt đầu chăn nuôi lợn năm 2004, nhưng chỉ từ vài năm trở lại đây, mô hình chăn nuôi của gia đình bà mới phát triển mạnh theo hướng hàng hóa.
Bà Lịch cho biết: “Vừa sáng nay, nhà tôi bán lứa lợn thứ hai, được hơn 1,3 tấn. Hiện tại trong chuồng vẫn còn hơn 50 con và 8 con lợn nái. Tổng cộng có 13 gian chuồng, nếu là lợn giống của nhà thì một năm xuất được 2,5 lứa, còn lợn giống mua bên ngoài về về nuôi thì một năm xuất chuồng 3 lứa. Ngoài ra, tôi còn nuôi 4 con bò, 100 con gà”. Được biết, riêng từ chăn nuôi lợn, mỗi năm trừ chi phí, gia đình bà Lịch thu về hơn 70 triệu đồng.
Bên cạnh phát triển chăn nuôi lợn, đầu tư nuôi ba ba cũng đang là một trong những thế mạnh ở Thịnh Hưng. Anh Nguyễn Quang Tuấn - Thôn Đào Kiều chia sẻ: “Tôi đầu tư hơn 2 tỷ đồng cho mô hình nuôi ba ba này, đến nay đã được 5 năm, hiện tôi đang nuôi hơn 1.500 con. Nhờ sự ủng hộ của chính quyền địa phương và kinh nghiệm của bản thân gia đình tôi đã có nguồn thu nhập ổn định từ nuôi ba ba. Năm 2014, gia đình bán ra gần 1.800 con ba ba giống, với giá 100.000 đồng/con”.
Với đàn gia súc trên 3.300 con, Thịnh Hưng đã làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng cho gia súc, tiến hành tiêu độc khử trùng trên địa bàn cả 10 thôn.
Ông Phạm Ngọc Vương - Bí thư, Chủ tịch UBND xã Thịnh Hưng khẳng định: “Những năm qua, vai trò lãnh đạo phát triển kinh tế luôn được Đảng bộ, chính quyền xã quan tâm, chú trọng. Mặc dù hiện nay việc phát huy lợi thế về chăn nuôi gia súc, gia cầm ở xã Thịnh Hưng còn gặp nhiều khó khăn như: biến động về giá cả, chăn nuôi phát triển với quy mô nhỏ lẻ, manh mún…".
Được biết, trong thời gian tới, để chăn nuôi thực sự trở thành hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, Đảng bộ, chính quyền xã Thịnh Hưng đang tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, chủ động thay đổi, cải tiến phương thức chăn nuôi…
Đồng thời, tập trung tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư của Nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập, ổn định đời sống, đưa chăn nuôi gia súc trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần lớn vào công tác giảm nghèo ở địa phương.
Mai Linh
Các tin khác
YBĐT - Mặc dù còn hơn 20 ngày nữa mới kết thúc kế hoạch năm 2015, nhưng Chi nhánh Tôn Hoa Sen Yên Bái thuộc Tập đoàn Tôn Hoa Sen Việt Nam đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu, kế hoạch năm, tạo tiền đề vững chắc cho năm 2016 và những năm tiếp theo.
YBĐT - Không chỉ bảo đảm cung ứng điện đầy đủ, an toàn, Công ty Điện lực Yên Bái còn từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu chí đặt lợi ích khách hàng lên trên hết.
YBĐT - Qua thực tế trồng, chanh tứ thời là cây cho thu hoạch và xoay vòng vốn nhanh, phù hợp với tập quán canh tác của người dân. Việc mở rộng diện tích trồng chanh từ 50 - 70 ha vào năm 2020 đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Việt Cường, nhiệm kỳ 2015 – 2020.
YBĐT - Quỹ Hỗ trợ nông dân đã và đang ngày càng phát huy hiệu quả, giúp hàng trăm lượt hộ nông dân huyện Lục Yên được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống xóa đói giảm nghèo.