Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng Tây Bắc
- Cập nhật: Thứ ba, 4/4/2017 | 8:12:49 AM
Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng Tây Bắc chính là mục tiêu bền vững mà Chính phủ đang hướng tới.
Tây Bắc - điểm đến hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
|
Hội nghị lấy ý kiến các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh trong vùng Tây Bắc về việc thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn diễn ra sáng 3/4, tại Hà Nội.
Cho ý kiến về việc thực hiện phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vùng Tây Bắc, các đại biểu khẳng định: Thời gian qua, du lịch các tỉnh Tây Bắc đã có sự tăng trưởng nhất định, nhưng so với tiềm năng, tài nguyên du lịch, vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội thì du lịch các địa phương này vẫn còn nhiều hạn chế.
Để phát triển ngành du lịch thành ngành mũi nhọn vùng Tây Bắc, các đại biểu cho rằng, cần tăng cường vai trò điều phối vùng của Ban Chỉ đạo Tây Bắc trong việc kết nối các hoạt động du lịch của các địa phương trên góc độ quản lý, khai thác tài nguyên du lịch và chất lượng sản phẩm du lịch để tạo ra sự thống nhất về khai thác thị trường và chất lượng sản phẩm, nâng cao nhận thức về du lịch là ngành mũi nhọn trong nhân dân. Đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Công ty du lịch Viettravel nhấn mạnh: cần đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá tiềm năng du lịch Tây Bắc để thu hút và cạnh tranh thị trường khách trong nước và quốc tế; Khuyến khích hỗ trợ các loại hình du lịch tự nhiên, thân thiện với môi trường như: du lịch sinh thái, du lịch làng quê, du lịch mạo hiểm.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Hầu A Lềnh, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc khẳng định: phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng Tây Bắc chính là mục tiêu bền vững mà Chính phủ đang hướng tới. Hội nghị là cơ hội quan trọng để lãnh đạo các địa phương có điều kiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch; đồng thời, đề xuất những khó khăn, vướng mắc trong phát triển du lịch tại địa phương để trình Chính phủ.
Qua đó, tập trung huy động nguồn lực, nhất là nguồn xã hội hóa nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào; phát huy và khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng Tây Bắc trong thời gian tới, ông Hầu A Lềnh nêu ý kiến.
Trong báo cáo của các tỉnh đề nghị về bộ máy của sở du lịch, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, đầu tư hạ tầng giao thông cho du lịch, cơ chế chính sách đầu tư cho du lịch các tỉnh đề nghị nhiều nhưng chưa tháo. Lần này, Ban Chỉ đạo Tây Bắc sẽ có tiếng nói chính thức, tập hợp các ý kiến gửi các cấp độ , để tới đây ban hành chủ trương chính sách mới, chúng ta phải lồng ghép vào đây.
(Theo VOV)
Các tin khác
YBĐT - Đề án Sản xuất rau an toàn (SXRAT) của thành phố Yên Bái được thực hiện tại 3 xã: Âu Lâu, Tuy Lộc và Văn Phú từ năm 2016. Việc triển khai thực hiện SXRAT mở ra hướng đi mới và tạo tiền đề giúp thay đổi nhận thức của nông dân thành phố trong việc phát triển một nền nông nghiệp sạch.
YBĐT - Thực hiện Đề án Hỗ trợ chăn nuôi của tỉnh, huyện Văn Chấn đã xây dựng và triển khai Đề án Hỗ trợ phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng bán chăn thả tại các xã vùng cao, vùng thượng huyện và một số xã lân cận.
YBĐT - Năm 2017, Chi cục Thuế thành phố Yên Bái được tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn là 432 tỷ đồng, HĐND thành phố giao 487 tỷ đồng và rong quý I/2017, Chi cục được Cục Thuế tỉnh giao thu 81 tỷ đồng.
YBĐT - Những năm qua, cùng với việc chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản, huyện Yên Bình luôn quan tâm, đầu tư trên lĩnh vực trồng rừng và coi đó là thế mạnh trong phát triển kinh tế, góp phần làm giàu chính đáng cho nhân dân.