Không chỉ định thầu các dự án cao tốc Bắc- Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/5/2017 | 9:15:06 AM

Yêu cầu cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào cao tốc Bắc - Nam, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình cũng cho hay cần đấu thầu rộng rãi các dự án, không chỉ định thầu.

Các dự án cao tốc Bắc - Nam sẽ được đấu thầu công khai.
Các dự án cao tốc Bắc - Nam sẽ được đấu thầu công khai.

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình tại cuộc họp Chính phủ về Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Phó thủ tướng yêu cầu dự án quan trọng quốc gia này cần trình Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư và các cơ chế, chính sách trước khi báo cáo Bộ Chính trị và trình Quốc hội.

Ông Bình yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam khẩn trương thẩm định, trình Chính phủ. Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện báo cáo Bộ Chính trị và Quốc hội về dự án, trong đó làm rõ hơn về tổng mức đầu tư; tiến độ thực hiện; phân tích sự cần thiết, hiệu quả của các cơ chế, chính sách đặc thù gắn với tiến độ dự án.

Cho rằng các cơ chế, chính sách đặc thù là cần thiết để thu hút nhà đầu tư và đẩy nhanh tiến độ, ông Bình cũng lưu ý cần đảm bảo các nguyên tắc đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch (không thực hiện chỉ định thầu).

Các bộ, ngành có cơ chế giám sát chặt chẽ; có người chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng; chống thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm; không kiến nghị Quốc hội việc cung cấp bảo lãnh.

Phó thủ tướng đồng ý đưa đoạn dự án Dầu Giây - Phan Thiết vào triển khai chung toàn tuyến. Thường trực Chính phủ sẽ họp cho ý kiến về dự án này.

Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ được thành lập để chỉ đạo triển khai đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm Trưởng ban, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng trong việc triển khai Dự án. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm về việc triển khai thực hiện dự án.

Phó thủ tướng cũng giao Ngân hàng Nhà nước sớm báo cáo giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư cao tốc Bắc - Nam.

Cuối tháng 2, Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng phương án đầu tư cao tốc Bắc - Nam, trong đó đề xuất xây dựng trước gần 600 km trong giai đoạn đến 2022 và thông toàn tuyến đến năm 2025.

Ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI) cho biết, 575 km cao tốc sẽ được xây dựng là đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình) - Vinh (Nghệ An) và Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận) - Dầu Giây (Đồng Nai) với 4 làn xe cao tốc.

Riêng đoạn Cam Lộ - La Sơn được đầu tư theo hình thức BT. Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn một khoảng 88.500 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ 41.400 tỷ đồng, chiếm 46% và nguồn vốn huy động từ các nhà đầu tư (vốn BOT) khoảng 47.100 tỷ đồng.

Đến năm 2022, cao tốc Bắc - Nam sẽ khai thác đoạn Pháp Vân (Hà Nội) đến Vinh, Cam Lộ - Quảng Ngãi và Vĩnh Hảo - TP HCM với chiều dài 737 km.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng.

Vườn bưởi Diễn cho  thu nhập khoảng 100 triệu đồng/vụ của bà Nguyễn Thị Ngụy, thôn Tự Do, xã Y Can.

YBĐT - Nhờ khai thác tốt tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của địa phương, năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của Y Can đạt 18 triệu đồng/người/năm.

YBĐT - Hạt Kiểm lâm huyện Văn Yên đã chỉ đạo kiểm lâm địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ rừng; ký cam kết về an toàn lửa rừng, không mua bán, săn bắn, khai thác các động vật, thực vật rừng đối với các hộ dân sống gần rừng.

Một cơn lũ ở ngòi Thia thuộc địa bàn xã Phù Nham, huyện Văn Chấn năm 2016.

YBĐT - Văn Chấn là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh, có diện tích tự nhiên 120.737 ha, trên 70% diện tích tự nhiên là rừng núi, độ dốc cao, khe suối sâu, địa hình chia cắt phức tạp dẫn đến nhiều điểm có nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, lốc xoáy, sét đánh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục