Chủ động triển khai sản xuất vụ đông

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/9/2017 | 2:09:31 PM

YênBái - YBĐT - Vụ mùa năm nay, nông dân trong tỉnh gieo cấy gần 23.000 ha lúa mùa, đạt 105,7% kế hoạch, cơ cấu chủ yếu là giống lúa thuần, lúa lai chất lượng cao. 

Hiện, toàn bộ diện tích đang trong giai đoạn đứng cái, làm đòng. Đây là thời điểm rất quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng lúa gạo nên bà con cần quan tâm, tích cực triển khai chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị tốt giống, vật tư, phân bón và xác định các loại cây trồng cho sản xuất vụ đông xuân 2017 - 2018.

Để bảo đảm thắng lợi sản xuất vụ mùa, ngành nông nghiệp, các huyện, thị, các xã, thị trấn thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn nông dân tích cực chủ động thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Nông dân từ vùng thấp đến vùng cao tích cực thăm đồng, chủ động phát hiện sâu bệnh và có kế hoạch, biện pháp phòng trừ hiệu quả.
 
Qua thực tế trên đồng ruộng cho thấy, lúa mùa sớm đã bắt đầu trỗ, lúa chính vụ đang thời kỳ đứng cái, làm đòng, lúa sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên, thời gian qua mưa nhiều, độ ẩm tăng cao, một số diện tích lúa và hoa màu bị ảnh hưởng của lũ lụt, là điều kiện thuận lợi cho một số loại sâu bệnh phát sinh và gây hại như: sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh vàng lá... trên diện rộng.
 
Theo số liệu mới nhất của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh có 2.436 ha lúa bị nhiễm các loại sâu bệnh nhẹ, trên 1.000 ha nhiễm trung bình và 88 ha nhiễm nặng. Đặc biệt, có trên 3.000 ha nhiễm khô vằn, đạo ôn lá, thối thân, đốm sọc vi khuẩn, đạo ôn cổ bông... Vì vậy, các huyện, thị, thành phố, các trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật cần thông báo và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ sâu bệnh như: áp dụng biện pháp thủ công bắt sâu non kết hợp làm cỏ sục bùn; tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc trừ sâu; thực hiện bón phân cân đối...
 
Đồng thời, thường xuyên thăm đồng để chủ động phát hiện sớm sâu bệnh gây hại, phun thuốc phải tuân thủ theo nguyên tắc "4 đúng” gồm: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, kịp thời xử lý trường hợp vi phạm.

Để đạt được vụ mùa thắng lợi, từ nay đến cuối vụ, bà con tích cực chăm sóc lúa bằng bón phân xanh hữu cơ, tăng cường điều tra sâu bệnh hại trên các loại cây trồng, tập trung chăm sóc lúa theo đúng quy trình kỹ thuật. Kiểm soát chặt chẽ sâu, dịch bệnh trên từng diện tích, đảm bảo an toàn, sạch bệnh cho lúa mùa là điều kiện quan trọng để đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

Song song với chăm sóc, bảo vệ diện tích lúa mùa, bà con cần chú ý đến thời vụ, cơ cấu giống cho sản xuất cây vụ đông. Mặc dù thời vụ cho sản xuất vụ đông còn hơn tháng nữa, nhưng đã được dự báo là khó khăn do ảnh hưởng của bão lũ; nhiều công trình thủy lợi bị hư hỏng; quy mô ruộng đất manh mún; thị trường nông sản biến động khó lường; giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.
 
Đặc biệt, vụ đông xuân 2017 - 2018, ngành nông nghiệp, các huyện thị cần mở rộng diện tích để bù đắp lương thực và những mất mát do bão lũ vừa gây ra. Diện tích gieo trồng dự kiến trên 10.000 ha, sản lượng  đạt trên 63.000 tấn, giá trị cây vụ đông trên 300 tỷ đồng. Đó là những mục tiêu không phải quá lớn, nhưng nếu không có sự chuẩn bị ngay từ lúc này thì cũng sẽ rất khó thành hiện thực. Ngoài việc chuẩn bị đất, vận động nhân dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa mùa thì việc chuẩn bị giống, cơ cấu giống, mùa vụ hợp lý cũng phải được tính toán ngay.
 
Đặc biệt, các địa phương cần tổ chức sản xuất cây vụ đông theo chuỗi giá trị, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Ngoài ổn định diện tích ngô, nên mở rộng diện tích rau màu và nâng cao giá trị trên mỗi héc-ta canh tác làm sao phải đạt bình quân trên 30 triệu đồng/ha.
 
Xây dựng các mô hình sản xuất rau theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX đầu tư, liên doanh, liên kết với nông dân từ khâu cung ứng giống, kỹ thuật, trồng, chăm sóc và thu hoạch, bao tiêu sản phẩm. Một vấn đề hết sức quan trọng nữa là, bà con cần áp dụng nghiêm ngặt lịch gieo trồng do ngành chuyên môn đưa ra, không được sản xuất dựa trên kinh nghiệm sẽ dẫn đến thiệt hại về năng suất, chất lượng cây trồng.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của nông dân, chắc chắn sản xuất vụ mùa và sản xuất cây vụ đông sẽ giành thắng lợi từ diện tích, năng suất và sản lượng.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Yên Bái ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho lao động địa phương.

YBĐT - Mùa thu Tây Bắc, nắng vàng như mật, cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Ngày Quốc khánh ở Yên Bái mang những nét đặc trưng riêng bởi lúa đang chín rộ, lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải đang đến gần, hồ Thác Bà đang mênh mông trời nước, quế Văn Yên đang thu vụ Tám tỏa hương thơm nồng; những chàng trai, cô gái Tày, Thái, Mông... rạng ngời sức trẻ, phơi phới niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Ông Vũ Quốc Trung chăm sóc vườn dưa của gia đình.

YBĐT - Với mục đích chuyển đổi những chân ruộng kém hiệu quả, vườn tạp sang phát triển một số loại rau theo mô hình rau an toàn để nâng cao thu nhập cho người dân, năm 2014, xã Yên Bình, huyện Yên Bình tập trung vận động nhân dân thôn Bỗng làm thí điểm mô hình sản xuất rau an toàn để tạo bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp. 

YBĐT - Trong vài năm trở lại đây, kinh tế hộ đã và đang ngày một phát triển mạnh mẽ, các trang trại, mô hình sản xuất mới ngày một nhiều, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo và làm giàu trong nông nghiệp, nông thôn.

Toàn cảnh cầu Bách Lẫm đang thi công.

YBĐT - Những âm thanh của máy xúc, máy trộn bê tông, máy đầm lèn, ô tô... Trên các công trường thi công các công trình trọng điểm của tỉnh, ở đâu cũng không khí thi đua sôi nổi.

 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục