Cơ hội thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Yên Bái phát triển

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/4/2019 | 8:41:48 AM

YênBái - Kỳ họp thứ 12 (chuyên đề)- HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII vừa qua đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2025. Đây là tín hiệu vui và cũng là cơ hội thúc đẩy phát triển DNNVV.

Chế biến gỗ rừng là thế mạnh kinh tế của tỉnh Yên Bái.
Chế biến gỗ rừng là thế mạnh kinh tế của tỉnh Yên Bái.

Hết năm 2018, toàn tỉnh có 1.941 doanh nghiệp, trong đó, DNNVV chiếm khoảng 90%. Các doanh nghiệp hàng năm đóng góp trên 50% thu ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 30.000 lao động, góp phần tích cực vào xóa đói, giảm nghèo và trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, các doanh nghiệp của tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế, đó là chưa vượt qua được những khó khăn, yếu kém về năng lực do đa số doanh nghiệp quy mô kinh doanh nhỏ; yếu về vốn nên hoạt động chủ yếu bằng vốn vay; máy móc thiết bị sản xuất lạc hậu, thiếu lao động kỹ thuật và thợ bậc cao; năng lực quản lý điều hành còn nhiều hạn chế. Do đó, quá trình phát triển của các doanh nghiệp sức cạnh tranh yếu, thiếu sự liên doanh, liên kết và bị động trước sự biến động của thị trường.

Mặc dù, trong những năm qua tỉnh đã quan tâm đến việc hỗ trợ doanh nghiệp và ban hành những chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của tỉnh đối với các doanh nghiệp nói chung; tuy nhiên, chưa có chính sách riêng cho đối tượng là DNNVV. 

Vì vậy, việc ban hành quy định chính sách hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2025 là cấp thiết, để triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ DNNVV quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

Những chính sách hỗ trợ này, được đưa ra bàn thảo tại Kỳ họp thứ 12 vừa qua cũng đã nhận được sự quan tâm của các ngành, các địa phương. Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Bí thư Huyện ủy Trấn Yên chia sẻ: "Để tạo điều kiện cho các DNNVV của tỉnh nói chung và huyện Trấn Yên nói riêng phát triển hiệu quả và bền vững, đề nghị tỉnh sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách này và nên giao cho một cơ quan chuyên môn của tỉnh làm đầu mối để hướng dẫn, tiếp nhận các thủ tục, hồ sơ liên quan đến chính sách hỗ trợ… Có như vậy, các DNNVV mới có khả năng tiếp cận và thực hiện chính sách này hiệu quả”. 

Đồng tình với quan điểm trên, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Bí thư Thành ủy Yên Bái cho biết thêm: "HĐND tỉnh quyết định thông qua nghị quyết về chính sách hỗ trợ các DNNVV vào thời điểm này là rất cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển số lượng doanh nghiệp để phấn đấu đạt được chỉ tiêu giao theo đúng tinh thần của Chương trình hành động số 144 của Tỉnh ủy đề ra. Đồng thời, đề nghị tỉnh cần nghiên cứu, xem xét về việc miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu”.

Ngoài những quy định chính sách hỗ trợ chung, DNNVV thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 16 Luật Hỗ trợ DNNVV còn được hưởng các hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2, Điều 16 Luật Hỗ trợ DNNVV gồm: tư vấn, hướng dẫn miễn phí về trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu, miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu…

Cùng đó, tỉnh cũng có những chính sách hỗ trợ đối với DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, đó là, hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ; khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ kinh phí tổ chức và giải thưởng cho các cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo do tỉnh tổ chức; hỗ trợ truyền thông khởi nghiệp…

Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm sản, tỉnh sẽ hỗ trợ cho việc liên kết sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường; tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; hỗ trợ 100% chi phí thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa… kinh phí hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/năm cho mỗi doanh nghiệp và một số nội dung hỗ trợ khác.

Đức Toàn

Tags Yên Bái doanh nghiệp nhỏ

Các tin khác
Nông dân xã Xuân Lai trồng rừng vụ xuân.

Xã Xuân Lai, huyện Yên Bình có 769 hộ, 3.171 nhân khẩu với 5 dân tộc chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Dao. Nhờ tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đời sống nhân dân xã Xuân Lai ngày càng được cải thiện.

Đồng chí Nguyễn Thành Nam - Phó Chủ tịch UBND xã Đông Cuông, huyện Văn Yên (bên phải) trao đổi về dự định chăn nuôi trở lại sau dịch lở mồm long móng với ông Vũ Minh Quân ở thôn Sân Bay.

Trên địa bàn huyện Văn Yên, bệnh lở mồm long móng (LMLM) đã phát sinh tại 14 xã, thị trấn từ ngày 25/12/2018 đến ngày 28/02/2019.

Quý I/2019, tỉnh Yên Bái cấp chứng nhận đăng ký đầu tư cho 48 doanh nghiệp, trong đó có 3 doanh nghiệp tư nhân, 27 công ty TNHH một thành viên, 6 công ty TNHH hai thành viên trở lên và 12 công ty cổ phần với tổng số vốn đăng ký 2.593,8 tỷ đồng.

Các xã có vùng đất bãi sông Hồng trồng dâu nuôi tằm đã thành truyền thống, giờ các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Hồng Ca cũng đã xác định dâu tằm sẽ làm một trong những cây chủ lực sau măng tre Bát độ, quế, cây ăn quả. Mục tiêu mở rộng diện tích dâu của huyện Trấn Yên chắc chắn sẽ thành hiện thực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục