Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2015/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương.
|
Ảnh minh họa
|
Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định về "Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng, Cục trưởng và Cục trưởng thuộc Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành”. Theo đó, Tổng cục trưởng, Cục trưởng và Cục trưởng thuộc Tổng cục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: 1. Xử phạt vi phạm hành chính và xử lý các vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật; 2. Cử công chức tham gia các Đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ và các cơ quan khác khi được yêu cầu; 3. Quyết định phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành căn cứ vào tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
Đối với nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực hóa chất, dự thảo nêu rõ: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về giới hạn hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại trong một số sản phẩm điện, điện tử; phân loại hóa chất theo GHS và phiếu an toàn hóa chất; phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp; sản xuất, sử dụng hóa chất Bảng 1, 2, 3; điều kiện sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ; sản xuất, kinh doanh hóa chất cấm và hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện và hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; mua bán hóa chất độc; khai báo hóa chất; sử dụng hóa chất; huấn luyện an toàn hóa chất; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc Tổng cục, Cục thuộc Bộ Công Thương, Cục thuộc Tổng cục có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ, các tiêu chuẩn quy định tại Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục, Cục, Cục thuộc Tổng cục có quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính và hưởng các chế độ bồi dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật.
(Theo chinhphu.vn)
Thực hiện phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân thông qua Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là Chương trình OCOP) gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai trên phạm vi toàn quốc. Tỉnh Yên Bái đang nỗ lực triển khai chương trình này với mục tiêu cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng miền.
Đây là dự án nhận được nguồn vốn đầu tư của Nhà nước lớn nhất trong 3 dự án cao tốc Bắc - Nam được thực hiện bằng hình thức đầu tư công.
Dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2019 khó có thể phục hồi và lạc quan nhất có thể chỉ tương đương năm 2018.
Công ty Điện lực Yên Bái thông báo cắt điện để sửa chữa ngày 16/5 đến ngày 19/5/2019