Từ 1-8, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/6/2019 | 8:46:45 AM

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTG về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019.

Việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 nhằm đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất đai của từng đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh, các vùng kinh tế và cả nước, để làm cơ sở đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cấp trong 5 năm qua và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp giai đoạn 2021-2030 và là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nội dung kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng đơn vị hành chính các cấp trong năm 2019 bao gồm diện tích các loại đất theo quy định tại Điều 10 của Luật Đất đai năm 2013; đối tượng đang sử dụng đất, đối tượng đang quản lý đất theo quy định tại Điều 5 và Điều 8 của Luật Đất đai năm 2013.

Trong đó, kiểm kê chi tiết các loại đất trồng lúa, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Diện tích đất ngập nước, đất khu bảo tồn thiên nhiên, đất cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định tại Điều 16 và Điều 35 của Luật Đa dạng sinh học.

Tình hình sử dụng đất do doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa quản lý sử dụng; đất do các ban quản lý rừng và các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp sử dụng; đất tại các dự án xây dựng nhà ở thương mại; đất xây dựng các công trình sự nghiệp ngoài công lập, công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích. 

Thời điểm triển khai thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước từ ngày 1-8-2019. Số liệu kiểm kê đất đai năm 2019 được tính đến ngày 31-12-2019.

(Theo SGGP)

Các tin khác

Theo kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố, tỉnh Yên Bái xếp thứ hạng 42/63 tỉnh, thành phố cả nước với 62,22 điểm, tăng 4 bậc so với năm 2017 và 9 bậc so với năm 2015.

Rừng tạo nguồn thu nhập chính cho phần lớn nhân dân ở xã Y Can.

Từ năm 2015, xã Y Can, huyện Trấn Yên triển khai thực hiện phương án giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp đối với diện tích rừng sản xuất do Lâm trường Việt Hưng bàn giao cho Ban Quản lý dự án 661 của huyện.

Các sản phẩm từ quế mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân Đào Thịnh, huyện Trấn Yên.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng những giải pháp đồng bộ, đúng hướng, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả nổi bật, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng và ngày càng đi vào chiều sâu.

Năm 2019, huyện Văn Yên phấn đấu trồng mới 120 ha dâu tằm với mức hỗ trợ một lần kinh phí cho các hộ gia đình có diện tích trồng mới từ 1.000 m vuông trở lên là 10 triệu đồng/ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục