Trạm Tấu nhiều giải pháp bảo đảm nguồn thịt tết

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/12/2019 | 8:09:09 AM

YênBái - Do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP), đến hết quý III năm 2019, tổng đàn lợn của huyện Trạm Tấu giảm gần 400 con so với cùng kỳ năm 2018.

Mô hình nuôi gà đen để tạo nguồn thực phẩm tết của nhân dân thôn Tấu Dưới, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu.
Mô hình nuôi gà đen để tạo nguồn thực phẩm tết của nhân dân thôn Tấu Dưới, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu.

Tết Nguyên đán đang đến gần, trong khi đó, các xã, thôn, bản bị dịch và giáp với khu vực có dịch chưa thể tái đàn ngay, dẫn đến nhiều địa phương thiếu hụt nguồn thịt lợn phục vụ tết. Từ thực tế đó, huyện đã chủ động một số giải pháp phù hợp cho từng địa phương để vừa nâng tổng đàn gia súc, gia cầm vừa có thêm nguồn thực phẩm phục vụ nhân dân đón tết Canh Tý 2020. 


Năm 2019, toàn huyện có 9/12 xã, thị trấn với trên 31 thôn bị BDTLCP và đã có 1.788 con lợn bị chết, tiêu hủy với tổng trọng lượng 60.619 kg. Bệnh dịch đã làm tổng đàn lợn hiện tại của huyện giảm hơn 500 con so với kế hoạch. 

Trong đó, một số xã, thôn giảm nhiều, do bệnh dịch lây lan rộng, điển hình như xã Túc Đán - một trong những xã bị bệnh dịch toàn xã với tổng trên 626 con lợn bị chết, tiêu hủy, tổng trọng lượng trên 22.900kg và có những thôn hiện nay gần như không còn con lợn nào. 

Bà Vì Thị Chức, thôn Pa Te tâm sự: "Nhà tôi ngoài nuôi trâu còn nuôi gà, vịt và 4 con lợn nhưng do bị bệnh dịch nên lợn đã chết hết. Nhà nước đã hỗ trợ tiền nhưng tôi chưa dám mua lợn giống về tái đàn. Để có nguồn thịt cho con cháu ăn tết, tôi tính chăm sóc tốt đàn gà và mong là sẽ kịp lớn để mấy ngày tết con cháu đi học, đi làm xa về có thực phẩm ăn tết”. 

Không riêng hộ bà Chức, phần lớn các hộ trong thôn, xã đều khắc phục nguồn thịt tết bằng cách nuôi gà, vịt, vì thời gian quá gần không đủ để kịp tái đàn lợn hay nuôi thay thế bằng những loại vật nuôi khác như: dê, trâu, bò. 

Trao đổi về vấn đề này, ông Vàng A Giàng - Phó Chủ tịch UBND xã Túc Đán cho biết: do cả 6 thôn đều bị BDTLCP nên số lợn còn lại của xã hiện nay quá ít, không đáp ứng nhu cầu sử dụng trong dịp tết này. Vì vậy, để có một cái tết vui vẻ, đầm ấm, an toàn, ngoài vận động bà con nuôi tăng gà, vịt, địa phương đã giao các trưởng thôn, bí thư chi bộ họp bàn với nhân dân về kế hoạch của xã. 

Theo đó, xã sẽ tìm nguồn cung cấp lợn an toàn, còn nhân dân ai có nhu cầu mua thì đăng ký với xã, tự đóng góp tiền tùy theo điều kiện như có thể 2 đến 3 hộ mua chung 1 con lợn về mổ chia nhau. 

"Về nguồn kinh phí, để đảm bảo từ hộ khó khăn đến hộ khá giả đều có tiền mua lợn kịp thời, xã định hướng bà con nên trích từ tiền phí dịch vụ môi trường rừng vì nguồn tiền này sẽ được thanh toán vào dịp cuối năm cho bà con và nhà nào cũng có được vài triệu đồng” - ông Giàng nói. 

Xã Trạm Tấu, có 2/4 thôn bị mắc BDTLCP. Để khắc phục nguồn thịt tết cho nhân dân ở 2 thôn này, xã đã triển khai 4 mô hình nuôi gà đen với tổng số gần 2.000 con và 14 mô hình nuôi dê với số lượng từ 6 con trở lên/mô hình để đến tết bà con có nguồn vật nuôi bán, trao đổi nhau trong nội bộ thôn, xã. 

Đồng thời, đây là cách để xã nâng tổng đàn vật nuôi của địa phương và là hướng để bà con có đủ nguồn thịt ăn tết, hạn chế thấp nhất việc đi mua thịt hay lợn nơi khác không rõ nguồn gốc hoặc không đảm bảo kiểm dịch lại mang mầm dịch bệnh về địa phương gây ảnh hưởng đến đàn vật nuôi tại chỗ.

Với sự quan tâm sâu sắc từ cấp ủy, chính quyền, sự chủ động của cán bộ, đảng viên, nhân dân toàn huyện, nên dù trong năm 2019 BDTLCP đã làm thiệt hại không nhỏ đến đàn vật nuôi, nhưng tới thời điểm hiện tại, cơ bản nhân dân đã khắc phục đảm bảo có đủ nguồn thịt an toàn đón tết truyền thống.

Châu Á

Tags Trạm Tấu tả lợn châu Phi gà đen gia súc gia cầm

Các tin khác
Nguồn hàng cung ứng trong dịp cuối năm đang được các cơ sở kinh doanh tích cực chuẩn bị.

Các hãng thời trang như: NEM, IvyModa, Elise, Aristino, OWEN… đồng loạt triển khai các chương trình bán hàng rầm rộ, chủng loại, chất lượng đa dạng, giá cả cũng rất hợp lý. Cùng đó là hàng công nghệ phẩm của những hãng tên tuổi nhất Việt Nam như: Hải Hà, BIBICA, Hữu Nghị, Kinh Đô… cùng dòng hàng nhập khẩu, cao cấp đến từ châu Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ.... đên từ hệ thống siêu thị.

Thành phố Yên Bái ngày càng mang dáng vẻ của đô thị hiện đại.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020, kinh tế của thành phố có bước phát triển mạnh mẽ, thương mại, dịch vụ dần trở thành mũi nhọn.

Hiện nay, toàn xã An Lương có trên 2.000 ha quế.

Trở lại An Lương sau 6 năm, điều làm chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi hàng trăm ngôi nhà cao tầng ở khu trung tâm xã được xây dựng tạo thành "phố thị” sầm uất; rồi hàng chục hộ dân sắm được ô tô đi lại. Ông Hoàng Văn Cội - Chủ tịch UBND xã phấn khởi chỉ tay về những đồi rừng phía trước khẳng định: "Tất cả là nhờ cây quế”.

Người dân huyện Mù Cang Chải đưa trâu, bò về nuôi nhốt để tiện chăm sóc.

Dự trữ nguồn thức ăn cho trâu, bò; vận động bà con nhốt trâu bò trong chuồng che kín, không thả rông gia súc, đó là những việc làm mà ngành nông nghiệp, chính quyền, người dân các địa phương đang tích cực triển khai để giúp đàn gia súc vượt qua giá rét...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục