Thường xuyên duy trì tối thiểu 5% mức dự trữ thóc gạo

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/3/2020 | 8:37:49 AM

YênBái - Các thương nhân thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ Công Thương cho biết, từ đầu năm 2020, tình hình thế giới có nhiều diễn biến nhanh và khó lường. Bên cạnh tình hình phức tạp của các yếu tố khách quan, diễn biến thương mại gạo toàn cầu tiếp tục có phát sinh tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Các nước sản xuất (cả nước xuất khẩu và nhập khẩu) đều nỗ lực gia tăng sản lượng; nhu cầu nhập khẩu thấp từ một số thị trường truyền thống của Việt Nam gồm Trung Quốc, Indonesia, Malaysia cũng như Philippines tăng cường kiểm soát nhập khẩu thông qua việc thông báo tiến hành thực hiện "Đánh giá lại Hệ thống quản lý An toàn Thực phẩm đối với gạo xay xát nhập khẩu vào Philiipines” đã và đang gây áp lực không nhỏ lên hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Trước tình hình đó, để đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, ngày 8/3, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã ban hành công văn hỏa tốc số 225/XNK-NS đề nghị các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nghiêm túc thực hiện các quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về dự trữ lưu thông và bình ổn giá thóc, gạo hàng hóa trong nước.

Theo đó, thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó; đồng thời có trách nhiệm tổ chức hệ thống phân phối gạo, cung ứng ngay lượng gạo tồn kho và lượng gạo dự trữ lưu thông để bình ổn thị trường nội địa theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu xuất khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ giao, Cục Xuất nhập khẩu cũng đã đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam tăng cường khuyến nghị các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn.

Hội viên Hiệp hội tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao ý thức trong sản xuất, chế biến và kinh doanh nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hạt gạo, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, thương hiệu doanh nghiệp; Thường xuyên theo dõi sát giá thóc, gạo trên địa bàn, nhất là thời điểm thu hoạch rộ vụ Đông Xuân 2019 - 2020, kịp thời báo cáo Cục Xuất nhập khẩu khi thị trường có biến động.

Phối hợp với Sở NN&PTNT địa phương hướng dẫn các thương nhân, hợp tác xã, người nông dân thực hiện quy trình sản xuất an toàn, đảm bảo chất lượng đối với gạo xuất khẩu, tạo thuận lợi cho công tác chuyển hướng thị trường một cách hiệu quả, kịp thời khi có vấn đề phát sinh.

(Theo VOV)

Các tin khác

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở các địa phương trên cả nước, đặc biệt ở tỉnh Yên Bái có 2 trường hợp ở thành phố Yên Bái tiếp xúc gần với 2 hành khách dương tính Covid-19 trên chuyến tàu Hà Nội - Lào Cai đã gây tâm lý hoang mang, khiến người dân trên địa bàn thành phố thời gian qua tập trung đông đi mua hàng thiết yếu tích trữ.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp thị xã Nghĩa Lộ phun tiêu độc khử trùng cho các hộ chăn nuôi.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB) vật nuôi, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững, thị xã Nghĩa Lộ xây dựng kế hoạch chi tiết về PCDB triển khai đến các xã, phường nhằm nâng cao nhận thức cho nông dân trong phát triển chăn nuôi.

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Mù Cang Chải trao đổi về công tác thu ngân sách tháng 3/2020.

Chi cục Thuế huyện Mù Cang Chải đang quản lý 40 doanh nghiệp và hợp tác xã; trong đó, có 5 doanh nghiệp hoạt động sản xuất thủy điện, 1 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, còn lại là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và các lĩnh vực khác.

Để góp phần ổn định cung cầu thị trường trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Cục Quản lý thị trường Yên Bái đã yêu cầu các đội quản lý thị trường tăng cường tuyên truyền và kiểm tra, kiểm soát thị trường, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh, thương mại trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục