Yên Bái: Trên 90% người dân ở nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/12/2020 | 7:52:16 AM

YênBái - Yên Bái là một trong 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung bộ được thực hiện chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” từ vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB). Đến nay, trên 90% người dân nông thôn ở Yên Bái sử dụng nước hợp vệ sinh.

Nước sạch về vùng nông thôn đã giải quyết một phần khó khăn, giúp ổn định đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái.
Nước sạch về vùng nông thôn đã giải quyết một phần khó khăn, giúp ổn định đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái.

Thời gian qua, Yên Bái đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật cấp nước sinh hoạt tập trung, sử dụng các nguồn vốn thuộc Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, Chương trình nông thôn mới, Chương trình 134, 135, 30a....để xây dựng mới và cải tạo sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.

Nhờ đó, nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đang từng bước thay đổi tập quán sử dụng nước sinh hoạt từ giếng khoan, nước suối, nước khe sang dùng nguồn nước sạch. Nước sạch về vùng nông thôn đã giải quyết một phần khó khăn, giúp ổn định đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Đơn cử, tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư 4 công trình cấp nước sạch sinh hoạt với trên 1.000 hộ dân được thụ hưởng tại các thôn. Tổng kinh phí đầu tư trên 10 tỷ đồng từ nguồn vay vốn ngân hàng thế giới WB, các công trình được xây dựng như đập đầu mối, bể lắng, bể lọc, bể chứa,….. đảm bảo dẫn nước đến từng hộ dân.

Để công trình hoạt động hiệu quả, xã Cát Thịnh đã thành lập ban quản lý công trình cấp nước để quản lý, khai thác công trình, thường xuyên kiểm tra toàn bộ hệ thống cấp nước để kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố, sửa chữa, bảo dưỡng các công trình trong quá trình sử dụng, tuyên truyền người dân để sử dụng nước một cách tiết kiệm, hiệu quả.

Sau 5 năm thực hiện Chương trình đã thực hiện đồng bộ các hợp phần: cấp nước nông thôn, vệ sinh nông thôn và tăng cường năng lực.

Đến tháng 10/2020 đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 12 công trình cấp nước tập trung, 7 công trình đang chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng, 7 công trình cấp nước tập trung đang được triển khai xây dựng, dự kiến hoàn thành trong năm 2020 đầu năm 2021. Hoàn thành kế hoạch giao 11.000 đấu nối.

Đối với công trình cấp nước và vệ sinh trường học, đến năm 2019 đã hoàn thành 25 công trình; năm 2020 tiếp tục thực hiện đầu tư các công trình cấp nước và vệ sinh trường học tại 30 xã còn lại của Chương trình.



Hơn 90% người dân nông thôn ở Yên Bái đã được sử dụng nước hợp vệ sinh

Đối với công trình cấp nước và vệ sinh trạm y tế tính đến năm 2019 đã hoàn thành 19 công trình; năm 2020 đang triển khai xây dựng, cải tạo 32 công trình nước và vệ sinh cho trạm y tế.

 Các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của người dân nông thôn, tăng cường tỷ lệ người dân được tiếp cận bền vững với nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Đến nay, toàn tỉnh có trên 90% người dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, 72% hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh và gần 95% trạm y tế có công trình nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.

Cùng với việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước sinh hoạt, triển khai dựng xã đạt tiêu chí "vệ sinh toàn xã’’, Chương trình còn quan tâm đến công tác truyền thông nâng cao năng lực thực hiện chương trình còn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong sử dụng nước sạch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Các hoạt động truyền thông về xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; các hoạt động triển khai truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh; tập huấn về công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng các công trình cấp nước tập trung sau đầu tư; tập huấn về công tác thông tin giáo dục, truyền thông tại cộng đồng có công trình cấp nước tập trung…

 Yên Bái cũng tổ chức họp dân vận động sự tham gia của cộng đồng xây dựng, sử dụng và bảo vệ công trình nước sinh hoạt nông thôn; tổ chức kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện chương trình tại các huyện trong tỉnh.

Trong thời gian tới tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các hợp phần của chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe, vệ sinh môi trường; đẩy nhanh tiến độ thi công công trình nước sạch, phục vụ sinh hoạt đảm bảo an toàn, vệ sinh, từng bước nâng cao chất lượng sống của người dân.

(Theo TPO)

Tags Yên Bái nông thôn nước sinh hoạt hợp vệ sinh

Các tin khác

Từ ngày 1/1/2021, người lao động có thể không được nhận thưởng hoặc nhận bằng các hình thức khác, không nhất thiết bằng tiền mặt.

Chuyên gia của Dự án kiểm tra việc sử dụng né ô vuông.

Những năm gần đây, dâu tằm là cây trồng mới được huyện Văn Chấn vận động một số xã mở rộng diện tích.

Nông dân xã Tân Phượng chủ động nuôi nhốt và bổ sung thức ăn cho đàn gia súc trong những ngày nhiệt độ xuống thấp.

Nhận thức của người dân trong phòng, chống đói, rét (PCĐR) cho đàn vật nuôi đã được nâng lên, nhưng từ nhiều ngày qua, các cơ quan ngành nông nghiệp, xã, thị trấn tại huyện Lục Yên vẫn tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ đàn trâu, bò, nhất là tiêm phòng, gia cố chuồng trại, chuẩn bị thức ăn tinh nhằm bảo vệ gia súc tránh khỏi thời tiết cực đoan trong mùa đông.

Công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn thi đua sản xuất trong những tháng cuối năm.

Theo Cục Thống kê, mặc dù trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự tác động của đại dịch Covid-19 nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp (SXCN) trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì tăng trưởng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục