Văn Chấn: Tiền đề cho nhiệm kỳ mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/12/2020 | 7:50:56 AM

YênBái - Bên cạnh chỉ tiêu thu ngân sách, năm 2020, huyện Văn Chấn đề ra 37 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong đó 17 chỉ tiêu cao hơn so với Chương trình hành động số 190 của Tỉnh ủy.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn gặp gỡ các doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến chè.
Lãnh đạo huyện Văn Chấn gặp gỡ các doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến chè.

Năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và là năm tạo tiền đề cho nhiệm kỳ mới, huyện Văn Chấn đặt quyết tâm cao trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số chỉ tiêu đạt thấp và có khả năng không đạt. 

Để hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu đề ra, huyện Văn Chấn đã rà soát triển khai các biện pháp quyết liệt, thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm chính trị rất cao.

Trong lĩnh vực thu ngân sách, huyện đặt ra chỉ tiêu tổng thu ngân sách 218 tỷ đồng trong đó thu cân đối 153 tỷ đồng. Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất của nhân dân, cộng với điều kiện thời tiết bất lợi dẫn đến các nguồn thu chính từ sản xuất kinh doanh chè và thủy điện sụt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các nguồn thu từ thương mại, dịch vụ cũng giảm sút, đến cuối tháng 10 tổng thu ngân sách trên địa bàn mới đạt 108 tỷ đồng; trong đó, thu cân đối đạt gần 64 tỷ đồng, bằng 42% kế hoạch. 

Khắc phục những khó khăn đó và thực hiện tinh thần Chương trình hành động số 190 của Tỉnh ủy Yên Bái, trên cơ sở rà soát nguồn thu bị sụt giảm, nguồn thu phát sinh, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng cân đối lại chỉ tiêu cho từng đơn vị, doanh nghiệp và các xã, thị trấn. 

Để động viên các doanh nghiệp, hợp tác xã và các địa phương thực hiện phần ngân sách tăng thêm, huyện đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến gặp gỡ, tháo gỡ khó khăn và bàn giải pháp thực hiện. Quyết tâm cao, cùng những cơ chế, chính sách của huyện, hầu hết các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các xã, thị trấn đều đồng tình ủng hộ cùng huyện tháo gỡ khó khăn trong thu ngân sách. 

Ông Nguyễn Ngọc Quý – Chủ tịch UBND thị trấn Sơn Thịnh chia sẻ: "Năm 2020, thị trấn được giao chỉ tiêu thu ngân sách trên 2 tỷ đồng, tăng trên 400 triệu đồng so với năm trước. Thực hiện chỉ đạo của huyện về việc tăng thu thêm 15%, chúng tôi thấy đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần sẻ chia khó khăn chung, chúng tôi đã tổ chức họp, phân công nhiệm vụ cho các thành viên UBND thị trấn. Qua rà soát các nguồn thu, chúng tôi đã chỉ đạo tăng cường các nguồn thu từ việc chuyển quyền sử dụng đất, thu phí cấp phép xây dựng nhà ở của người dân, thu thuế vãng lai... Sơn Thịnh quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách vào 20/12 tới”.

Bên cạnh chỉ tiêu thu ngân sách, năm 2020, huyện Văn Chấn đề ra 37 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong đó 17 chỉ tiêu cao hơn so với Chương trình hành động số 190 của Tỉnh ủy. Tiêu biểu như giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp đạt 1.202 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.299 tỷ đồng, tỷ lệ giảm nghèo 6,1%. Các chỉ tiêu trong lĩnh vực xây dựng Đảng, văn hóa xã hội, quốc phòng - an ninh vẫn giữ ổn định ở mức cao. 

Thực hiện các mục tiêu này, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Chấn đã bám sát phương châm hành động của tỉnh, triển khai có hiệu quả chương trình công tác năm 2020 và các nhóm giải pháp thực hiện có hiệu quả. Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được giao, các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn đã rà soát các chỉ tiêu, đối chiếu với mục tiêu của huyện để đặt ra các mục tiêu và các giải pháp thực hiện đạt kết quả cao hơn chỉ tiêu được giao. 

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Huyện ủy Văn Chấn đã chỉ đạo ngành nông nghiệp huyện thực hiện 8 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó có nhiều chỉ tiêu tăng cao như: giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.202 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 44.400 tấn, sản lượng chè búp tươi đạt 46.000 tấn...

Thực hiện mục tiêu này, ngành nông nghiệp đã chủ động triển khai các giải pháp, phân công nhiệm vụ cho các ngành thành viên và từng cán bộ, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã phối hợp với các đơn vị tư vấn và doanh nghiệp hoàn thành việc thuyết minh cho các chuỗi giá trị sản phẩm cam Văn Chấn, chè búp tươi Văn Chấn, chuỗi sản phẩm gỗ keo, bồ đề và chuỗi dược liệu của Hợp tác xã Lũng Lô. 

Bên cạnh đó, huyện tiếp tục việc triển khai có hiệu quả 6 đề án hỗ trợ phát triển nông - lâm nghiệp, triển khai tiêu chuẩn hóa 13 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 3 sao trở lên; đặc biệt, quan tâm hỗ trợ nông dân phát triển theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc sản hữu cơ. 

Trong lĩnh vực giao thông, công nghiệp, xây dựng cơ bản, huyện đặt ra các mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.299 tỷ đồng, giá trị xây dựng đạt trên 1.970 tỷ đồng... Mục tiêu khó và khá cao nhưng huyện đã chỉ đạo các ngành, các cơ quan đơn vị  chủ động triển khai các giải pháp, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu so với tiến độ đề ra.

Song song với phát triển kinh tế, các ngành chức năng của huyện cũng phối hợp chặt chẽ với các xã, thị trấn làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tạo qũy đất thầu và tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng. 

Bên cạnh đó, huyện cũng triển khai các biện pháp siết chặt tài chính, ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách của Nhà nước đúng luật định; hướng dẫn việc khoán chi, đặt hàng, đấu thầu, giao nhiệm vụ đảm bảo công khai, minh bạch, sử dụng ngân sách Nhà nước tiết kiệm, hiệu quả.

Đặc biệt, trong lĩnh vực lao động,việc làm, xóa đói giảm nghèo, huyện đã tăng cường công tác đào tạo, tạo việc làm. Mục tiêu này được gắn với từng chỉ tiêu cụ thể như: giảm 6,1% hộ nghèo, tạo việc làm cho gần 3.800 lao động và chuyển dịch trên 1.100 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. 

Các ngành, các địa phương đã tập trung các giải pháp khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của nhân dân, giúp các hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo; đồng thời, tăng cường công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động nông thôn. Với những giải pháp tích cực, đến cuối tháng 11 các chỉ tiêu về lao động việc làm đã cơ bản hoàn thành; trong đó, chỉ tiêu về giảm nghèo đạt 6,64%, tăng 1,4% so với chỉ tiêu tỉnh giao. 

Ông Đỗ Văn Bách - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết: "Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đã bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy và của huyện để xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện nhiệm vụ. Ngay từ đầu năm, Phòng đã tham mưu với UBND huyện ban hành Kế hoạch số 20 về thực hiện công tác giảm nghèo; đồng thời, phối hợp với các cơ quan trong huyện và tham mưu với UBND huyện chỉ đạo Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện ưu tiên nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án, dự án hỗ trợ người dân phát triển sinh kế. Với các giải pháp tích cực của huyện cùng sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy phân công các sở, ban ngành phụ trách các xã đặc biệt khó khăn đã giúp huyện sớm hoàn thành các chỉ tiêu giảm nghèo năm 2020”.

Có thể khẳng định, với sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền các địa phương và nhân dân, đến nay, các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Chấn đã và đang được gấp rút hoàn thành. 
  Trần Van

Tags Văn Chấn cam Văn Chấn thu ngân sách phòng chống dịch Covid-19

Các tin khác
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

Chiều 7/12, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng và các biện pháp tăng cường giải ngân cuối năm 2020 với các nhà tài trợ và 61 tỉnh, thành phố. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Nước sạch về vùng nông thôn đã giải quyết một phần khó khăn, giúp ổn định đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái.

Yên Bái là một trong 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung bộ được thực hiện chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” từ vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB). Đến nay, trên 90% người dân nông thôn ở Yên Bái sử dụng nước hợp vệ sinh.

Từ ngày 1/1/2021, người lao động có thể không được nhận thưởng hoặc nhận bằng các hình thức khác, không nhất thiết bằng tiền mặt.

Chuyên gia của Dự án kiểm tra việc sử dụng né ô vuông.

Những năm gần đây, dâu tằm là cây trồng mới được huyện Văn Chấn vận động một số xã mở rộng diện tích.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục