Yên Bình khai thác lợi thế phát triển du lịch bền vững

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/12/2020 | 7:51:14 AM

YênBái - Sở hữu hồ Thác Bà - trung tâm du lịch sinh thái được xác định là một trong 47 địa điểm có tiềm năng phát triển trở thành khu du lịch quốc gia cùng nhiều nét văn hóa đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc địa phương, huyện Yên Bình đã có nhiều giải pháp cụ thể để phát triển du lịch cộng đồng gắn với khai thác tiềm năng thiên nhiên vùng hồ.

Đồng chí An Hoàng Linh - Bí thư Huyện ủy Yên Bình thăm mô hình homestay của gia đình anh Tướng Văn Hoàn ở thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh.
Đồng chí An Hoàng Linh - Bí thư Huyện ủy Yên Bình thăm mô hình homestay của gia đình anh Tướng Văn Hoàn ở thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh.

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tình hình du lịch trầm lắng. Tuy nhiên, Yên Bái nói chung và huyện Yên Bình nói riêng là điểm du lịch trong vòng an toàn trước dịch bệnh - đây chính là tiêu chí quan trọng trong lựa chọn điểm đến của hầu hết du khách thay vì quan tâm đến các yếu tố mới lạ, tiện nghi, hấp dẫn như trước đây. 

Nắm bắt được tâm lý, nhu cầu này của du khách trong và ngoài tỉnh, huyện đặc biệt quan tâm đến việc bảo đảm an toàn tại các địa chỉ du lịch để mang đến sự yên tâm, hài lòng cho du khách và lan tỏa hình ảnh "Yên Bình - điểm đến an toàn”. 

Ông Nguyễn Việt Hưng - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt, thị trấn Yên Bình cho hay: "Nắm bắt xu hướng du lịch của năm nay, chúng tôi đã thiết kế nhiều tour phù hợp như: để du khách được đi tàu du lịch tham quan Thủy điện Thác Bà, động Thủy Tiên, các đảo hồ, khám phá cuộc sống của người dân vùng hồ và thưởng thức các món đặc sản dân tộc ngay trên tàu hoặc tại các homestay”.

Là địa điểm du lịch nổi tiếng bên hồ Thác Bà có trong bản đồ của nhiều công ty du lịch lữ hành và là điểm đến của nhiều du khách, thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh và thôn Đồng Tý, xã Phúc An thực sự là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách. Bởi đến đây, du khách có thể chọn các hình thức nghỉ dưỡng, hoặc vãn cảnh hồ Thác Bà bằng thuyền nan hay leo núi, thăm bản làng người Dao, tìm hiểu về nghề truyền thống của người dân bản địa như: đan rọ tôm, đánh bắt tôm cá… 

Anh Tướng Văn Hoàn - chủ VuLinh Family-Homestay, thôn Ngòi Tu cho rằng: "Tính bản địa và những nét đặc trưng trong văn hóa của đồng bào địa phương chính là yếu tố then chốt khiến mô hình homestay trở nên khác biệt, thu hút nhiều du khách muốn trở về cuộc sống gần gũi với thiên nhiên”. 

Trong bối cảnh hồ Thác Bà được quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia, huyện Yên Bình xác định khai thác tiềm năng thiên nhiên tươi đẹp cùng những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc để phát triển du lịch là nội dung quan trọng. 

Huyện đã chú trọng tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, kết nối thị trường; xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc thù phục vụ du khách; xây dựng, nhân rộng và nâng cao chất lượng phục vụ của các mô hình du lịch cộng đồng tại 6 thôn; củng cố, hoàn thiện và thành lập 2 tổ hợp tác về du lịch, đảm bảo hoạt động theo hướng bền vững, ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu quả. 

Cùng với đó, huyện đã tích cực thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực vào khảo sát, đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án du lịch đang triển khai tại huyện như: Dự án đầu tư xây dựng Khu nghỉ dưỡng An Bình trên khu vực hồ Thác Bà, xã Tân Hương của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển thương nghiệp (ITD); Dự án Du lịch sinh thái Lavie Vũ Linh của Công ty TNHH Lavie Vũ Linh; Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và giới thiệu văn hóa đảo Chàng Rể của Công ty TNHH Huesa Yên Bái; Dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng hồ Thác Bà của Tập đoàn Sungroup, Anphanam… 

Với cách làm này, từ đầu năm đến nay, huyện đã thu hút hơn 160.000 lượt khách du lịch; doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 96 tỷ đồng, góp phần cải thiện đời sống người dân, nhất là các xã vùng hồ có điểm du lịch. 

Ông Vũ Tuấn Mạnh - Trưởng phòng Văn hóa huyện Yên Bình cho biết: "Để đạt mục tiêu đón khoảng 180.000 lượt khách, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 108 tỷ đồng trở lên vào năm 2021, huyện sẽ tích cực quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Yên Bình đến các thị trường trong và ngoài nước; tham gia các hội nghị xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch, hội chợ du lịch. 

Cùng đó, quan tâm, phát triển dịch vụ du lịch, các sản phẩm du lịch mới hướng tới sự phát triển bền vững, lâu dài; đổi mới phương thức tổ chức các hoạt động du lịch của huyện theo chiều sâu như: du lịch văn hóa cộng đồng, văn hóa tâm linh, du lịch nông nghiệp, trải nghiệm, homestay, vui chơi, giải trí, sinh thái… theo hướng kết nối các tour, tuyến, góp phần đưa du lịch của huyện phát triển bền vững, trở thành thế mạnh trong cơ cấu phát triển kinh tế những năm tới đây theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra”.
Thanh Chi

Tags Yên Bình du lịch bền vững phát triển du lịch hồ Thác Bà

Các tin khác

Ngày 27/4 vàng miếng SJC lên 85,22 triệu đồng/lượng - lập kỷ lục mới. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục