Những “bóng hồng” doanh nhân Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/2/2021 | 7:52:10 AM

YênBái - Xuân đến! Đất trời rạo rực. Lòng người đong đầy những cảm xúc. Năm 2020, bức tranh kinh tế dù không nhiều mảng sáng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 song trên thương trường, các nữ doanh nhân của tỉnh với tinh thần “thép” vẫn khẳng định bản lĩnh, trí tuệ đưa doanh nghiệp vững tiến. Các chị là những “bóng hồng” doanh nhân đang đồng hành cùng quê hương dệt nên những mùa xuân no ấm.

Hai nữ doanh nhân Nguyễn Thị Khuyên (trái) và Lâm Thị Kim Thoa (phải)
Hai nữ doanh nhân Nguyễn Thị Khuyên (trái) và Lâm Thị Kim Thoa (phải)

Đam mê, bản lĩnh tạo thành công

31 tuổi - bắt đầu khởi nghiệp với Công ty cung ứng bột đá và khi sản phẩm bột đá đã có chỗ đứng trên thị trường, năm 35 tuổi lại tiếp tục bước sang lĩnh vực mới - kinh doanh ngói màu không nung Nasaki. Đó là câu chuyện về nữ doanh nhân tiêu biểu Nguyễn Thị Khuyên - Giám đốc Công ty TNHH Nasaki Việt Nam tại thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình. 

Nói về hướng đi khác biệt của mình, chị Khuyên chia sẻ: "Nhận thấy Yên Bái có nhiều nguyên liệu sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành xây dựng nên ý tưởng về một nhà máy sản xuất ngói màu thân thiện với môi trường cứ thôi thúc tôi thực hiện.

Để hiện thực hóa ý tưởng, sau khi tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, thuê các chuyên gia và học tập công nghệ nước ngoài có sự cải tiến và nâng cao về kỹ thuật công nghệ để phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam, tôi đã phải đi tìm kiếm khách hàng, thị trường - một điều không hề dễ dàng song với tinh thần luôn coi khách hàng là ân nhân, đến nay, sản phẩm ngói màu cao cấp Nasaki của chúng tôi đã có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Bắc”.

Với những nỗ lực, sáng tạo không ngừng, chị Khuyên đã chứng minh thành công hôm nay là trái ngọt của sự linh hoạt, mềm dẻo trong quản lý điều hành, là bản lĩnh nhưng cũng đầy tinh tế của người phụ nữ. 

Chị là nữ doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng bằng khen; sản phẩm gạch ngói màu Nasaki là một trong 20 Đề án xuất sắc của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. 

Nữ giám đốc tâm huyết với cây chè

Suối Giàng từ lâu đã nổi tiếng với những cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Dù vậy, có những thời điểm vì lợi nhuận và thiếu sự đầu tư bài bản trong chăm sóc, chế biến mà sản phẩm chè Suối Giàng dần mất uy tín trên thị trường. 

Với mong muốn bảo tồn và làm sống lại một danh trà, năm 2007, chị Lâm Thị Kim Thoa cùng những người tâm huyết với cây chè quý đã thành lập Hợp tác xã (HTX) Suối Giàng - đơn vị đầu tiên thu mua nguyên liệu chè búp tươi cho bà con để sản xuất ra các thành phẩm. 

Chị Thoa chia sẻ: "Xác định xây dựng thương hiệu được thị trường chấp nhận đã khó nhưng giữ vững thương hiệu lại càng khó hơn, vì thế chúng tôi yêu cầu các thành viên nhất thiết phải sản xuất, chế biến theo quy trình an toàn, tạo ra sản phẩm sạch đảm bảo sức khỏe khách hàng”. 

Nhờ sự năng động, kiên trì, từng bước nâng cao chất lượng và tích cực quảng bá, chè Suối Giàng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu độc quyền và tổ chức ECOCERT của châu Âu cấp bằng Chứng nhận chè hữu cơ. 

Trong 4 sản phẩm mang tên Tuyết Sơn Trà thì sản phẩm Diệp Trà được công nhận là OCOP 4 sao đã có mặt ở các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan… Với chất lượng sản phẩm đã được khẳng định, năm qua, dù nhiều doanh nghiệp chè khốn khó do dịch Covid-19 thì HTX Suối Giàng vẫn giữ vững thị trường, thành công ấy có sự năng động, bản lĩnh của nữ Giám đốc HTX Lâm Thị Kim Thoa. 

Câu chuyện của chị Khuyên và chị Thoa chỉ là 2 trong nhiều "nữ tướng” thành công trên thương trường hiện nay. Chiếm trên 20% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, năm 2020 vượt qua muôn vàn khó khăn, các doanh nghiệp do nữ doanh nhân làm chủ đã đạt tổng doanh thu 1.500 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 11 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 1.900 lao động với lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ năng động, sáng tạo, kinh doanh hiệu quả, các nữ doanh nhân còn có tấm lòng thiện tâm, tích cực tham gia các hoạt động xã hội với tổng số tiền 1.350 triệu đồng.

Một mùa xuân mới về lại mở ra vận hội mới với doanh nghiệp, doanh nhân. Điều đó sẽ đưa đến nhiều thời cơ để những "bóng hồng” doanh nhân của tỉnh sẽ tiếp tục khẳng định bản lĩnh, không ngừng đổi mới, sáng tạo, hội nhập thành công và khẳng định vị thế trên thương trường đầy thử thách.

Thanh Chi

Tags Yên Bái doanh nhân Nguyễn Thị Khuyên Công ty TNHH Nasaki Việt Nam Lâm Thị Kim Thoa Hợp tác xã Suối Giàng

Các tin khác
Lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trao chứng nhận sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2018 - 2020 cho Hợp tác xã Chè Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

Những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng nông sản, tỉnh Yên Bái rất quan tâm đến việc phát triển nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, góp phần ồn định đầu ra và nâng cao giá trị cho sản phẩm. Hiện, toàn tỉnh có 83 sản phẩm OCOP được đánh giá đạt hạng từ 3 sao trở lên.

Năm 2020, Huyện đoàn Yên Bình đã giới thiệu 205 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp; trong đó, có 120 đoàn viên đã được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Thực tế ở huyện Yên Bình cho thấy, công tác phân loại đoàn viên kết hợp với phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú xuất sắc đã góp phần nâng cao chất lượng đoàn viên ưu tú và tỷ lệ đoàn viên ưu tú kết nạp Đảng được duy trì.

Chiều 3/2, dưới sự chứng kiến của các cơ quan chức năng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái đã tổ chức tiêu hủy 45 mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lãnh đạo huyện Yên Bình thăm cơ sở chăn nuôi của Hợp tác xã Thiên An, xã Xuân Lai.

Là địa phương cửa ngõ của tỉnh, địa bàn rộng, tiếp giáp với một số huyện bạn, tỉnh bạn, hoạt động giao thương trên địa bàn huyện Yên Bình phát triển và khá thuận lợi cả về giao thông đường bộ, đường thủy. Song, đây cũng là địa bàn rất dễ xảy ra dịch bệnh đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục