Hiệu quả mô hình trồng ổi lê ở Tân Nguyên

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/4/2021 | 11:13:20 AM

YênBái - Với đặc tính dễ trồng, sinh trưởng tốt, cho thu hoạch ít nhất 2 vụ/năm…, ổi lê trở thành giống cây trồng mang lại thu nhập ổn định, giúp nhiều hộ không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.

Mô hình trồng ổi lê của anh La Văn Nam (bên trái) mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình trồng ổi lê của anh La Văn Nam (bên trái) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Là một trong những hộ đầu tiên ở xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả, đặc biệt là cây ổi lê, gia đình anh La Văn Nam, ở thôn Trại Phung đã thành công nhờ sự mạnh dạn và ham học hỏi, mở ra hướng đi tích cực cho loại cây trồng này.

Sinh ra và lớn lên ở xã Tân Nguyên, sau khi học xong THPT, anh La Văn Nam ấp ủ quyết tâm phát triển kinh tế trên chính quê hương mình. Theo đó, có gần 1 ha đất trũng, anh Nam đã trồng thử nghiệm nhiều loại cây trồng khác nhau như: sắn, ngô nhưng hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Cách đây 5 năm, ngay khi Sở Khoa học và Công nghệ triển khai dự án trồng ổi lê tại xã Tân Nguyên, anh Nam đã chủ động đăng ký tham gia. 

Được hỗ trợ 400 cây giống và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, anh tích cực áp dụng và tự mình mày mò, tìm hiểu thêm về đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây. Anh Nam chia sẻ: "Ổi lê thường mắc các bệnh về lá, nên ngoài việc bón phân để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển thì việc tập trung phòng trừ dịch bệnh cho lá rất quan trọng". 

Đồng thời, bọc ổi bằng túi nilon khi trái ổi ra được khoảng 1 tháng để hạn chế tối đa sâu bệnh gây hại và giảm thiểu tác hại trực tiếp khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Qua mấy năm trồng ổi lê, anh Nam thấy loại cây này hợp khí hậu, thổ nhưỡng và lại được chăm sóc kỹ lưỡng nên vười ổi lê của anh phát triển tốt, thân chắc khỏe, cho nhiều quả to với hương vị thơm ngon đặc trưng. 

Được biết, ổi thường bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Thời điểm này, ổi bắt đầu cho lộc và ra hoa, do vậy, anh Nam phải thường xuyên thăm vườn, tỉa cành và phòng trừ sâu bệnh. Với 400 gốc, vườn ổi gia đình anh Nam mỗi năm cho thu hoạch khoảng hơn 3 tấn quả, với đầu ra và giá cả ổn định khoảng 15.000 đồng/kg đã đem về cho gia đình anh gần 100 triệu đồng. 

Từ lợi ích và hiệu quả kinh tế mô hình trồng ổi lê của anh Nam mang lại, nhiều bà con ở xã Tân Nguyên, các xã lân cận đến tham quan, học tập kinh nghiệm và trồng thử nghiệm. Mô hình này vừa nâng cao nguồn thu nhập cho người dân, vừa góp phần quan trọng trong việc định hướng cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế bền vững. 

Bên cạnh đó, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Tân Nguyên cũng thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhờ vậy, nhiều hộ dân đã thay đổi nhận thức, chuyển đổi nhiều mô hình cây trồng mới cho năng suất, chất lượng cao, chú trọng khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… 

Nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trồng loại cây mới nên hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân nơi đây khá cao. Trong đó, mô hình trồng ổi lê với những đặc tính ưu việt, giá trị kinh tế sẽ là một hướng đi để vượt khó làm giàu của người dân xã Tân Hương trong thời gian tới. 

Mai Linh

Tags trồng ổi lê Tân Nguyên Yên Bình

Các tin khác
Nông dân xã Minh Xuân, huyện Lục Yên phun thuốc bảo vệ thực vật cho  lúa xuân.

Thời tiết diễn biến bất thường, nhất là nắng nóng và mưa nhiều sẽ là điều kiện phát sinh nhiều loại sâu bệnh hại lúa. Huyện khuyến cáo bà con thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh, phun thuốc phòng, trừ kịp thời các diện tích đã nhiễm theo nguyên tắc "4 đúng"

Quang cảnh lớp tập huấn

Sáng 28/4, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức về nông nghiệp hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học gắn với thích ứng biến đổi khí hậu.

Thành viên Hợp tác xã Chè Khe Năm thu hái chè xuân.

Những năm qua, nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ giống chè trung du truyền thống sang giống chè Bát tiên, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên đã xây dựng được vùng chè chất lượng cao. Đặc biệt, năm 2020, sản phẩm chè Bát tiên của xã được công nhận là sản phẩm OCOP hạng 3 sao của tỉnh.

Công nhân Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên chế biến sản phẩm quế hữu cơ.

Hiện nay, toàn tỉnh vẫn còn 93 hợp tác xã (HTX) đã ngừng hoạt động hoặc chỉ tồn tại trên hình thức. Thế nhưng, việc tiến hành các thủ tục “xóa sổ” các HTX này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục