Trạm Tấu chủ động giữ rừng trong mùa khô hanh

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/11/2021 | 7:40:30 AM

YênBái - Để chủ động bảo vệ diện tích rừng tự nhiên phòng hộ, rừng tự nhiên sản xuất, rừng tự nhiên ngoài quy hoạch, rừng trồng sản xuất trên địa bàn. Đã thành thông lệ cứ vào trung tuần tháng 11 hàng năm, huyện Trạm Tấu lại tổ chức tổng kết công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (BVR - PCCCR); triển khai công tác BVR - PCCCR tới các xã, thị trấn trong huyện.

Lực lượng kiểm lâm huyện Trạm Tấu tham gia làm đường băng cản lửa PCCCR tại khu rừng phòng hộ ở xã Bản Công.
Lực lượng kiểm lâm huyện Trạm Tấu tham gia làm đường băng cản lửa PCCCR tại khu rừng phòng hộ ở xã Bản Công.

Huyện Trạm Tấu hiện có trên 46.080 ha rừng các loại, trong đó rừng phòng hộ có 33.589,8 ha; rừng sản xuất 9.254.34 ha; rừng ngoài quy hoạch 3.236,63 ha. Với diện tích rừng lớn, địa hình phức tạp, giáp ranh với nhiều huyện: Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải và các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mường La của tỉnh Sơn La; nhân dân sinh sống trên địa bàn huyện chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, đời sống còn nhiều khó khăn nên vẫn còn hủ tục canh tác lạc hậu, dẫn đến các khu vực rừng tự nhiên vẫn đang trong tình trạng bị sức ép xâm hại do một bộ phận người dân sống gần rừng, ven rừng vẫn còn tình trạng đốt nương làm rẫy, đốt bãi chăn thả gia súc... 

Mặt khác, do diễn biến thời tiết rất phức tạp, mùa đông thường xuất hiện rét đậm, rét hại làm cho thảm thực vật, cây rừng chết khô hàng loạt, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 10 tháng 11 năm trước đến tháng 4 tháng 5 năm sau, thường xuất hiện những đợt gió Lào thổi mạnh là nguy cơ dễ xảy ra cháy rừng. 

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong những tháng cuối năm trước và đầu năm sau, ngay từ đầu vụ khô hanh hàng năm, UBND huyện đã giao cho Hạt Kiểm lâm là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo của huyện, tham mưu tổ chức Hội nghị tổng kết công tác QLBVR – PCCCR niên vụ 2020 - 2021, triển khai nhiệm vụ niên vụ 2021 - 2022. 

Kiện toàn BCĐ thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 huyện; xây dựng lịch phân trực BVR- PCCCR; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách các xã; điều chỉnh, bổ sung phương án BVR-PCCCR theo phương châm "4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ) với "4 sẵn sàng” (chỉ huy sẵn sàng, lực lượng sẵn sàng, phương tiện hậu cần sẵn sàng, thông tin liên lạc sẵn sàng kịp thời chỉ huy chữa cháy khi xảy ra các vụ cháy rừng trên địa bàn). 

Đồng thời UBND huyện chỉ đạo kiện toàn 12 Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 cấp xã; 1 ban chỉ huy PCCCR thuộc Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên thành viên. Thành lập được 12 tổ cơ động BVR - PCCCR của 12 xã, thị trấn với tổng số 252 thành viên. Tại các thôn, bản thành lập 54 tổ đội BVR, PCCCR với tổng số 636 người. 

Tại các xã, thị trấn đã xây dựng lịch trực PCCCR, có ghi số điện thoại liên lạc của từng thành viên để kịp thời chỉ đạo theo phương châm "4 tại chỗ”. 

Tổ chức họp thôn tới 55/57 thôn, bản tuyên truyền và cho bà con nhân dân học tập ký cam kết BVR - PCCCR. Ông Hảng A Chinh - Tổ trưởng Tổ Bảo vệ rừng thôn Kháu Chu, xã Bản Công cho biết:"Tổ Bảo vệ rừng thôn Bản Công do tôi phụ trách ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện 1.325 ha với 99 hộ trong thôn tham gia quản lý, bảo vệ. 

Hàng năm, sau khi dự Hội nghị tổng kết công tác QLBVR - PCCCR tại xã và Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện về, tôi kết hợp họp thôn tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đến các hộ trong thôn, vận động các hộ dân tích cực tham gia bảo vệ rừng, không sản xuất nương rấy trái phép, không khai thác lâm sản trái phép, không mang lửa vào rừng; tổ chức cho 100% số hộ trong thôn ký cam kết BVR- PCCCR. 

Xây dựng kế hoạch tuần tra, bảo vệ rừng, phân công các hộ luân phiên cử người đi tuần tra theo từng khu rừng, mỗi tháng từ 4 - 5 lần; trong những ngày nắng nóng khô hanh, gió Lào nguy cơ cháy rừng cao, tổ cắt cử người tuần tra, canh gác 24/24 giờ hàng ngày để kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp cố tình sản xuất nương rẫy, hoặc đi vào rừng khai thác lâm sản trái phép...”. 

Với phương châm "4 tại chỗ”, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thông xuốt từ thôn, bản đến xã và Ban Chỉ đạo huyện. Trong niên vụ khô hanh 2020 - 2021, khi người dân đốt bãi chăn thả gia súc đã lan vào rừng trồng phòng hộ tại xã Bản Mù, Ban Chỉ huy PCCCR xã đã kịp thời huy động lực lượng tại chỗ chữa cháy và báo về Ban Chỉ huy huyện huy động tăng cường lực lượng lên giúp xã kịp thời chữa cháy không để lửa lan vào các khu rừng lân cận, diện tích thiệt hại là 2,96 ha. 

Trong 10 tháng năm 2021, lực lượng Kiểm lâm huyện đã phối hợp và tham mưu cho chính quyền địa phương các xã, thị trấn kiểm tra, phát hiện xử lý 48 vụ vi phạm lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó 4 vụ vi phạm quy định về PCCCR; 2 vụ khai thác lâm sản trái pháp luật; 42 vụ lấn chiếm rừng trái pháp luật; xử phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách Nhà nước trên 50 triệu đồng; lập biên bản cấm đốt 31 mảnh nương gần rừng có nguy cơ cháy lan cao...

Với những biện pháp đồng bộ trong công tác quản lý BVR- PCCCR trong mùa khô hanh, các lực lượng chức năng của huyện Trạm Tấu quyết tâm giữ an toàn cho những cánh rừng trên địa bàn trong mùa khô hanh này.

 Cao Chính

Tags Trạm Tấu rừng tự nhiên phòng hộ bảo vệ rừng rét đậm rét hại "4 tại chỗ”

Các tin khác
Ông Nguyễn Văn Tươm ở thôn Yên Định, xã Hưng Thịnh chăm sóc đàn lợn để kịp xuất bán vào dịp tết Nguyên đán.

Là một trong những vùng trọng điểm chăn nuôi của tỉnh, những năm qua, huyện Trấn Yên có bước chuyển đổi căn bản từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa tập trung và phát triển được các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn.

Một mô hình chăn nuôi đại gia súc ở thôn Bản Phiêng 2, xã Sơn Thịnh tham gia Đề án Phát triển chăn nuôi.

Đánh giá về sản xuất nông nghiệp của huyện Văn Chấn, nhất là sau thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, điểm nổi bật dễ nhận diện, đó là đã tạo sự thay đổi trong nếp nghĩ, cách làm của người nông dân từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chuyển sang sản xuất hàng hóa, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao.

Ngân hàng CSXH huyện Yên Bình chủ động phòng, chống hiệu quả dịch bệnh Covid-19 khi giao dịch lưu động tại các xã, thị trấn.

547,374 tỷ đồng là tổng dư nợ Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Yên Bái giao kế hoạch cho huyện Yên Bình năm 2021, tăng so với năm 2020 là 38,629 tỷ đồng.

Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh trao Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý sản phẩm chè Shan Phình Hồ cho lãnh đạo huyện Trạm Tấu.

UBND huyện Trạm Tấu phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp vừa tổ chức Hội thảo công bố Quyết định cấp Chỉ dẫn địa lý chè Shan Phình Hồ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục