Xuất nhập khẩu đạt kỷ lục

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/12/2021 | 9:55:56 AM

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 660 tỷ USD, mức cao kỷ lục từ trước đến nay, dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ diễn biến phức tạp của Covid-19.

Kinh tế Việt Nam năm nay chịu đòn giáng mạnh của đại dịch. Tăng trưởng GDP cả năm chỉ đạt 2,58%, mức thấp nhất trong thập kỷ gần đây. Trong đó, tăng trưởng GDP quý III lần đầu ghi nhận con số âm. Dù vậy, trong bức tranh chung vẫn có những điểm sáng, một trong số đó là xuất nhập khẩu.

Tính chung năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước và là mức cao kỷ lục mới.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm nay ước đạt hơn 336 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước. Khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu 88,7 tỷ USD, tăng 13,4% và chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 247,54 tỷ USD, tăng hơn 21%.

Trong năm nay, Việt Nam có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD.

Về nhập khẩu, kim ngạch cả năm 2021 ước đạt hơn 332 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu hơn 114 tỷ USD, tăng 21,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ghi nhận 218 tỷ USD, tăng hơn 29%.

Về thị trường xuất, nhập khẩu, Mỹ là nơi xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 95,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch ước đạt 109,9 tỷ USD.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 12 ước tính xuất siêu 2,54 tỷ USD. Tính chung cả năm, cán cân thương mại ước xuất siêu 4 tỷ USD, ghi nhận năm thứ 6 liên tiếp xuất siêu. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu hơn 25 tỷ USD, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu hơn 29 tỷ USD.

Về các thị trường, xuất siêu sang EU ước đạt 23 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước. Ngược lại, nhập siêu từ Trung Quốc ước đạt 54 tỷ USD, tăng 53%; nhập siêu từ Hàn Quốc 34,2 tỷ USD, tăng 23%; nhập siêu từ ASEAN 12 tỷ USD, tăng 63%; nhập siêu từ Nhật Bản 2,4 tỷ USD, tăng gần 128%.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Đến năm 2050, cả nước sẽ có 31 sân bay, trong đó gồm 14 sân bay quốc tế.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc Bộ Giao thông vận tải vừa trình Thủ tướng, đến năm 2050 cả nước có 31 sân bay, trong đó 14 sân bay quốc tế.

Những bản làng vùng đặc biệt khó khăn thay đổi một phần nhờ Chương trình 135.

Chương trình 135 (hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản ĐBKK) giai đoạn 2016-2020 là dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020, đã được tỉnh tích cực triển khai, góp phần quan trọng vào hiệu quả của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, thay đổi diện mạo vùng đặc biệt khó khăn.

Công nhân Điện lực Yên Bái kiểm tra, bảo dưỡng trạm biến áp đảm bảo điện dịp cuối năm.

Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, song Công ty Điện lực Yên Bái (PCYB) vẫn luôn nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống lưới điện an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Từ những kết quả đạt được, Công ty tiếp tục duy trì triển khai các giải pháp hiệu quả nhằm tăng tốc hoàn thành “nhiệm vụ kép” cuối năm.

Nhiệt độ xuống thấp, người chăn nuôi ở xã Tà Xi Láng đã nuôi nhốt gia súc tập trung tại chuồng.

Những ngày này, không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ ở xã vùng cao Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu giảm từ 6 - 10 độ C, gây rét đậm, rét hại và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân, nhất là các hộ chăn nuôi gia súc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục