Đề xuất ghi chung hóa đơn các khoản giảm và không giảm thuế giá trị gia tăng

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/4/2022 | 7:43:44 AM

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2020/QH15.

Dự thảo Nghị định mới về chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2020/QH15 do Bộ Tài chính xây dựng nhằm bảo đảm không làm tăng chi phí của doanh nghiệp.

Theo phản ánh của doanh nghiệp, quy định phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% làm tăng chi phí của doanh nghiệp (tăng chi phí thời gian của kế toán và chi phí sử dụng hóa đơn) vì đối với cùng một khách hàng, thay vì lập 1 hóa đơn ghi nhiều thuế suất khác nhau (5%, 8%, 10%) thì doanh nghiệp phải lập 2 hóa đơn: 1 hóa đơn ghi thuế suất 8% và 1 hóa đơn ghi các thuế suất khác (5%, 10%)…

Để giải quyết những vướng mắc này, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP như sau: "Trường hợp cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn phải ghi rõ thuế suất hoặc mức tỷ lệ % tính thuế giá trị gia tăng được giảm của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều này”.

Về hiệu lực thi hành, Bộ Tài chính trình có hiệu lực từ ngày ký. Đồng thời, quy định điều khoản xử lý hồi tố cho các trường hợp không lập hóa đơn riêng từ ngày 1-2-2022 đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng như sau: "Trường hợp từ ngày 1-2-2022 đến ngày nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ sở kinh doanh đã thực hiện theo quy định tại Điều 1 nghị định này thì không phải điều chỉnh lại hóa đơn và không bị xử phạt hành chính về thuế và hóa đơn”.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan cần cung cấp các thông tin theo yêu cầu của Bộ Ngoại thương Thái Lan.

3 sản phẩm hữu cơ đang được tập trung phát triển gồm: cây dược liệu, chủ yếu là cây lá khôi; sản xuất quế an toàn theo hướng hữu cơ và vùng quế đạt chứng nhận quốc tế và trong nước.

Mô hình trồng su su lấy ngọn ở xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải.

Vụ đông vừa qua, thay vì trồng ngô như mọi năm, gia đình chị Hờ Thị Xẩy ở bản Háng Chua Say, xã La Pán Tẩn chuyển 700 m2 đất nương sang trồng cải ngọt, cải củ và cây gia vị. Việc chuyển đổi đã giúp gia đình chị lãi khoảng 8 triệu đồng, cao gấp 2 lần trồng ngô. Đó là ví dụ về việc dần thay đổi tư duy sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường của nông dân Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Yên Bình hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng tại xã Tân Nguyên.

Năm 2022, huyện Yên Bình đặt mục tiêu trồng mới 3.500 ha rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục