Mù Cang Chải thực hiện "mục tiêu kép" trong sản xuất nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/5/2022 | 7:15:43 AM

YênBái - Làm tốt công tác chỉ đạo, định hướng, các xã, thị trấn trong huyện đều tập trung khắc phục thiên tai, duy trì, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm, góp phần nâng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Cán bộ xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải tham quan mô hình chăn nuôi trâu, bò của nhân dân bản Xéo Dì Hồ B.
Cán bộ xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải tham quan mô hình chăn nuôi trâu, bò của nhân dân bản Xéo Dì Hồ B.

Năm 2022, trong bối cảnh chung của dịch Covid-19, huyện Mù Cang Chải cũng phải gồng mình chống chọi với dịch khi số lượng ca nhiễm Covid-19 cao nhất từ trước đến nay ở khắp các xã, thị trấn. Cùng đó, ngành nông nghiệp của huyện lại phải đối mặt với đợt mưa dông, rét đậm, rét hại kéo dài sau tết Nguyên đán khiến vụ sản xuất lúa xuân, tái đàn gia súc gặp nhiều khó khăn, thách thức. 

Tuy nhiên, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện cùng với sự chủ động, tích cực của các phòng, ban chuyên môn, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị và nông dân nên sản xuất nông nghiệp của huyện đã có bước phục hồi nhanh, sớm ổn định, phát triển khá toàn diện, tạo nền tảng, tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội cả năm.

Điển hình như Nậm Có, một trong những xã có địa bàn rộng và đông dân cư. Năm 2022, xã có diện tích gieo cấy lúa xuân rộng nhất huyện. Sau đợt rét đậm, rét hại, xã có trên 30 ha lúa xuân cấy xong bị ảnh hưởng nặng cùng một số gia súc bị chết rét nhưng nhờ thực hiện có hiệu quả các giải pháp khôi phục sản xuất nên nông nghiệp được duy trì, phát triển ổn định. 

Ông Thào A Cu - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: ngay sau rét đậm, rét hại, xã chủ động kiểm tra, thống kê sơ bộ và toàn xã có khoảng trên 10% diện tích lúa xuân bị ảnh hưởng nặng. Trong đó, diện tích phải cấy lại toàn bộ hơn chục héc - ta, số còn lại là cấy dặm để giữ vững diện tích lúa xuân là 340 ha và toàn bộ diện tích này hiện đang phát triển tốt. 

Về chăn nuôi, ngay sau đợt rét, xã chỉ đạo các bản rà soát số lượng để tập trung chăm sóc, phòng dịch, bệnh và tái đàn. Nhờ đó, hết quý I, xã duy trì tổng đàn gia súc chính trên 9.800 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 100 tấn. 

Cũng như xã Nậm Có, từ làm tốt công tác chỉ đạo, định hướng, các xã, thị trấn trong huyện đều tập trung khắc phục thiên tai, duy trì, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm, góp phần nâng giá trị sản xuất nông nghiệp. 

Trong đó, đi đôi với chăm sóc tốt trên 4.320 ha sơn tra, hàng nghìn héc - ta cây thảo quả, sa nhân; các mô hình trồng cây ăn quả như: lê Đài Loan ở Púng Luông, hồng không hạt, trồng hoa hồng Pháp, trồng tỏi, rau xanh, su su... tại xã Nậm Khắt, xã Khao Mang, thị trấn Mù Cang Chải thì nhân dân trong huyện còn tập trung làm tốt phòng chống dịch, bệnh và tái đàn vật nuôi sau rét đậm rét hại, nhất là duy trì ổn định 159 mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII; trong đó, có 109 hộ thực hiện mô hình chăn nuôi lợn, 25 hộ thực hiện mô hình chăn nuôi trâu, bò, 23 hộ thực hiện mô hình chăn nuôi dê và 2 hộ chăn nuôi gia cầm... 

Nhờ đó, qua 3 tháng đầu năm, kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện đạt được một số kết quả khả quan. Trong đó, hoàn thành gieo cấy và khắc phục thiên tai giữ vững diện tích lúa xuân là 1.784,5 ha; chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng 23 ha ngô và trên 43 ha rau màu ở các xã: Nậm Khắt, La Pán Tẩn, Púng Luông, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha; tổng đàn gia súc chính đạt 75.420 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 1.080 tấn; gieo ươm 400.000 cây giống và trồng mới trên 70.800 cây xanh các loại... 

Những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm sẽ là cơ sở để ngành nông nghiệp huyện Mù Cang Chải tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp theo kế hoạch phấn đấu năm 2022 đạt tổng sản lượng lương thực có hạt trên 45.900 tấn; tổng đàn gia súc chính đạt 83.100 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 4.100 tấn... nâng tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản đạt 560 tỷ đồng.

Châu Á

Tags Mù Cang Chải mục tiêu kép sản xuất nông nghiệp lúa xuân gia súc Nghị quyết số 69

Các tin khác
Đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm của tỉnh Yên Bái tại Hội chợ Vietnam Expo 2022.

Sau thời gian dài bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 khiến việc giao thương, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) gặp khó khăn, mới đây, Bộ Công Thương đã chủ trì Hội nghị xúc tiến thương mại (XTTM) quốc tế Việt Nam lần thứ 31 năm 2022 (Vietnam Expo 2022) với sự tham gia của hàng trăm DN trong, ngoài nước, trong đó có các DN Yên Bái.

Mô hình nuôi ong của gia đình đoàn viên Hoàng Minh Cừ ở thôn Thanh Niên cho thu nhập ổn định.

Đến nay, Đoàn xã Minh Báo, thành phố Yên Bái có 12 ĐVTN làm chủ các điểm, cơ sở dịch vụ, ngành nghề khác nhau. Nhằm thúc đẩy thanh niên mở rộng quy mô sản xuất và tăng cường hợp tác giữa các hộ kinh doanh, Đoàn xã còn vận động thành lập 4 tổ hợp tác...

Sản xuất linh kiện điện tử.

Theo chuyên gia Nguyễn Bích Lâm, căng thẳng Nga-Ukraine kéo dài có thể gây khó khăn về nguồn cung các loại nguyên, nhiên vật liệu, ảnh hưởng tới quá trình phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam.

Nhân dân xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu tham gia diễn tập PCCCR.

Đang cao điểm mùa khô; vì thế, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại các xã trọng điểm ở huyện Trạm Tấu đang được “kích hoạt”; đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ việc đốt phá rừng làm nương, đốt bãi chăn thả gia súc để lửa không cháy lan vào rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục