Chữ “tín” kết nối ngân hàng và người nghèo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/7/2022 | 7:39:50 AM

YênBái - Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Yên Bái đang triển khai trên địa bàn 19 chương trình tín dụng chính sách.

Nhờ đồng vốn chính sách, đồng bào vùng cao Yên Bái khá lên nhờ trồng và chế biến quế.
Nhờ đồng vốn chính sách, đồng bào vùng cao Yên Bái khá lên nhờ trồng và chế biến quế.


Các chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn... đã tạo điều kiện để hộ vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất như: chăn nuôi, trồng trọt, mở rộng các ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế từng vùng, từng địa phương.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái chia sẻ: "Tỷ lệ nợ xấu của NHCSXH tỉnh Yên Bái luôn luôn dưới 1% trên tổng dư nợ. Nhiều địa phương, nhiều tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở nhận ủy thác từ NHCSXH không để phát sinh nợ xấu. Yên Bái luôn đứng trong tốp đầu cả nước về sử dụng hiệu quả đồng vốn chính sách, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp nhất cả nước”.

Điều này được khẳng định khi người nghèo và đối tượng chính sách khác ở Yên Bái luôn trân trọng đồng vốn, trọng chữ "tín” khi vay vốn. Điều đó có nghĩa là, khi được vay vốn là bà con sử dụng đồng vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả, tính toán chi ly đến từng đồng để đến kỳ, đến hạn là trả lãi, trả gốc cho Chính phủ và tuyệt đối không vì mình mà ảnh hưởng đến phong trào chung, đến chính sách tốt đẹp của Đảng và Chính phủ, đến cộng đồng thôn xóm, tổ chức hội nơi mình ở và sinh hoạt.

Hiện nay, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái đang triển khai trên địa bàn 19 chương trình tín dụng chính sách. Trong giai đoạn 2002 - 2022 đã cho vay 441.544 lượt khách hàng với số tiền 9.803,8 tỷ đồng. Tổng dư nợ các chương trình cho vay đến thời điểm 30/6/2022 đạt 4.017,4 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng bình quân mỗi năm trên 17,2%. 

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, phần lớn được tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và chú trọng ưu tiên, tập trung vốn cho vay hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cho vay đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cải thiện cuộc sống. Từ đó, vươn lên thoát nghèo bền vững. 

Có thể khẳng định, tín dụng chính sách xã hội đã phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực và nhóm các đối tượng như: dư nợ các chương trình tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh thời điểm 30/6/2022 đạt 3.076 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 76,5% tổng dư nợ. 

Theo đó, giai đoạn 2002 - 2022, đã có trên 281.312 lượt hộ được vay vốn, với số tiền 7.446,8 tỷ đồng để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu ổn định cuộc sống để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững.

Dư nợ các chương trình tín dụng phục vụ đời sống, sinh hoạt thời điểm 30/6/2022 đạt 613,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,3% tổng dư nợ, tập trung tại các chương trình cho vay: xây dựng nhà ở; cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường. 

Bên cạnh đó, đầu tư để duy trì, tạo việc làm cho 16.375 lượt hộ vay vốn, với số tiền 660,7 tỷ đồng; cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đã có 38.183 học sinh, sinh viên được vay vốn với số tiền 448,3 tỷ đồng để phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, có chất lượng cho đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cho vay 1.630 lao động đi làm việc ở nước ngoài với số tiền 40,6 tỷ đồng; trong đó, chủ yếu là người lao động ở huyện nghèo.

Từ đồng vốn ưu đãi của Chính phủ, đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái đã đầu tư chăm sóc, cải tạo, trồng mới 230.750 ha rừng keo, quế, bồ đề... và 12.550 ha chè, 4.415 ha cây ăn quả; mua 166.495 con trâu, bò; 113.564 con lợn giống; hàng triệu con giống gia súc, gia cầm khác; mở rộng hàng chục ngàn mét vuông nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ; làm mới và cải tạo 70.204 công trình nước sạch, 69.130 công trình vệ sinh; 40.992 em học sinh sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập, hỗ trợ 9.082 hộ nghèo làm nhà ở, tạo thêm 26.955 việc làm mới cho người lao động, hỗ trợ 1.629 người lao động đi làm việc ở nước ngoài… 

Vốn tín dụng ưu đãi đã thực sự giúp hộ nghèo, hộ chính sách nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, từng bước thoát nghèo, góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát và giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh mỗi năm từ 3 - 4%.

Ông Phạm Huy Hòa - Cán bộ Hội Cựu chiến binh huyện Trấn Yên cho biết: Nhận ủy thác từ NHCSXH tổ chức cho vay và hướng dẫn hội viên sử dụng đồng vốn hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo trở thành nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức hội. 

Gần 100 tỷ đồng luân chuyển giữa các gia đình hội viên cựu chiến binh huyện Trấn Yên, thực sự là nguồn lực lớn cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng và đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. 

Nhiều tấm gương sáng trong lao động sản xuất và phát huy hiệu quả đồng vốn chính sách trong anh em cựu chiến binh như các gia đình hội viên: Đoàn Minh Tuấn ở xã Y Can, Nguyễn Văn Khát ở Đào Thịnh, thương binh Lê Thành Đồng ở Minh Quân…

Giải đáp cho câu hỏi, vì sao tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp tại nhiều địa phương, lãnh đạo NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái và lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội đều có chung nhận định đó là: "Nhờ ý thức và trách nhiệm”. Trách nhiệm từ phía cán bộ tín dụng, của cấp ủy, chính quyền địa phương, của cán bộ ban, ngành, đoàn thể đến những tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn. 

Tất cả đều không làm qua loa, đại khái, không làm cho xong, mà phải tuân thủ đúng quy trình, quy phạm từ bình xét hộ nghèo, xét duyệt hồ sơ, thẩm định cho vay đến giám sát việc sử dụng đồng vốn và đôn đốc thu lãi, trả nợ… 

Cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, đều biết lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội tại địa phương với chương trình đầu tư cho vay của NHCSXH; đẩy mạnh việc hướng dẫn, tập huấn ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; trang bị cho đoàn viên, hội viên, người vay vốn những kiến thức về sản xuất, kinh doanh, hạch toán kinh tế, chi tiêu tài chính… và mọi cấp, mọi ngành đều cộng đồng trách nhiệm vì người dân, vì công cuộc xóa đói giảm nghèo. 


Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Bình trao đổi nghiệp vụ quản lý với Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn xã Tân Hương. 

Ông Bùi Văn Hóa - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mù Cang Chải chia sẻ: "Mấu chốt nhất vẫn là ở phía người dân có nhu cầu vay vốn. Họ nhất thiết phải hiểu đồng vốn chính sách là nguồn lực mà Chính phủ cho vay để người dân vươn lên trong cuộc sống. Bởi vậy, muốn được vay thì người đi vay phải làm rõ nhu cầu và mục đích sử dụng vốn vay. Bản thân mỗi người muốn được vay thêm thì phải sử dụng đồng vốn hiệu quả, nộp lãi, gốc đúng kỳ, đúng hạn và tuyệt đối không để phát sinh nợ xấu". 

"Chuyện chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng có được điều đó là công lao, là thành quả của cả hệ thống chính trị trong suốt quá trình dài thực hiện việc nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, không trông chờ ỷ lại, không để chuyện nhà mình mà ảnh hưởng đến cả thôn, cả bản, cả xã, cả huyện" - ông Hóa cho biết. 

Chắc chắn, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên NHCSXH, mà tại huyện vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của cả nước - nơi chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống, nhưng tỷ lệ nợ xấu dưới mức 0,5%; nhiều xã, nhiều bản không có nợ xấu.

Tổng nợ quá hạn và nợ khoanh của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tính đến ngày 30/6/2022 là 4.232 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,13% trên tổng dư nợ; trong đó, nợ quá hạn 3.916 triệu đồng (tỷ lệ 0,1%); nợ khoanh 1.036 triệu đồng (tỷ lệ 0,03%). 

Những con số hết sức ấn tượng ấy, xuất phát từ tinh thần người nghèo Yên Bái trọng chữ "Tín” - lời tâm sự của lãnh đạo NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái với chúng tôi khi cùng đi thăm những mô hình trồng quế, nuôi trâu… và thăm những ngôi nhà khang trang, sạch đẹp của đối tượng chính sách đã vay vốn từ nguồn lực ưu đãi của Chính phủ.

Trong giai đoạn 2002 - 2022 đã có 101.277 lượt hộ được vay vốn với số tiền 1.097,4 tỷ đồng; trong đó, cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở được 9.101 lượt hộ, với số tiền 122 tỷ đồng. Đây là một chương trình cho vay thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với việc chăm lo đời sống của người dân, đặc biệt người nghèo ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Cho vay đầu tư xây dựng các công trình nước sạch, vệ sinh được 92.103 lượt hộ, với số tiền 950,3 tỷ đồng để tạo điều kiện sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe cho người dân ở khu vực nông thôn. 

  Lê Phiên

Tags Ngân hàng người nghèo xóa đói tín dụng chính sách nông thôn mới nợ xấu tổ tiết kiệm vay vốn

Các tin khác
Các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Yên Bái thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền là giải pháp cung cấp hóa đơn có kết nối với cơ quan thuế, mang lại nhiều lợi ích. Người nộp thuế có thể chủ động trong việc lập hóa đơn khi có phát sinh bán hàng hóa, dịch vụ; tiết kiệm thời gian, chi phí.

Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới. Ảnh: Hoàng Giám

Nhiều chính sách liên quan kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in; quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Tổng cục Thống kê Đồ họa: Văn Chung

Trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN, GS.TS Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) tại Việt Nam, khẳng định sự lành mạnh của tình hình tài chính Việt Nam đã hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong quý I. Xu hướng tích cực trong quý đầu tiên này có thể sẽ kéo dài đến hết năm 2024.

Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục