Hiệu quả mô hình trồng nấm nông nghiệp công nghệ cao

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/2/2023 | 8:14:34 AM

YênBái - Khao khát được làm giàu trên đất quê hương, cựu chiến binh Đào Ngọc Bình ở thôn Đồng Quýt, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên luôn nung nấu ý tưởng phát triển kinh tế trang trại. Năng động, cần cù, vừa làm vừa học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, ông đã bước đầu thành công với mô hình nuôi trồng nấm nông nghiệp công nghệ cao và đang tiến tới việc thành lập Hợp tác xã (HTX) Sản xuất nấm hữu cơ.

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên thăm cơ sở sản xuất nấm của ông Đào Ngọc Bình.
Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên thăm cơ sở sản xuất nấm của ông Đào Ngọc Bình.

Nhận thấy nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch hữu cơ của thị trường hiện nay rất lớn, trong đó điều kiện, tiềm năng để sản xuất cây nấm rất phù hợp với nông thôn và có thể tận dụng nhiều phụ phẩm nông nghiệp. 

Năm 2022, Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Bảo Hưng do ông Bình làm chủ đã đầu tư chuyển đổi ngành nghề từ sản xuất vật liệu xây dựng sang trồng nấm hương và các loại nấm khác. Bước đầu xây dựng nhà xưởng, ông Bình đầu tư trên 2 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho khoảng 15 - 20 lao động. 

Thời gian đầu, bản thân ông Bình gặp không ít khó khăn vì thiếu kinh nghiệm, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp và bên cạnh đó là khâu tiếp cận thị trường tiêu thụ nấm còn khá mới mẻ. Thiếu kiến thức, ông đã tìm hiểu, nghiên cứu nhiều nguồn thông tin từ sách, báo và mạng Internet. Ngoài ra, ông còn tranh thủ thời gian để đi tham quan, học hỏi các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao ở trong và ngoài tỉnh. 

Hiện nay, cơ sở của ông Bình đang sử dụng giống nấm hương do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Thỏ Hòa Phát (Hà Nội) chuyển giao. Giống nấm hương có năng suất cao, sinh trưởng, phát triển khỏe, số lứa hái từ 4 - 5 đợt và trung bình thu 0,5 kg/bịch. 

Ông Đào Ngọc Bình chia sẻ: "Để bảo đảm chất lượng phôi, tôi phải tự kiểm tra tất cả khâu sản xuất. Đầu tiên là khâu chọn bột gỗ; sau đó vào men, ủ phôi, vào meo, lên giàn nấm... Từ những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được, ông Bình đã tìm ra bí quyết để trồng nấm đạt năng suất cao, 80% số bịch phôi được nuôi trồng đều thành công. Việc trồng nấm quan trọng nhất là phải khắc chế được thời tiết. Nấm thường bị bệnh do thời tiết không bảo đảm để nó sinh trưởng và các bệnh thường gặp ở nấm chủ yếu là do vi rút nấm khác xâm nhập”. 

Hiện nay, cơ sở trồng nấm của ông Đào Ngọc Bình đã xây dựng mô hình nhà trồng nấm hương ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới như: lắp đặt máy lạnh làm mát nước, máy bơm nước lạnh tuần hoàn, ống dẫn nước lạnh, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống giàn lạnh, máy tạo độ ẩm, quạt hút gió tạo độ thông thoáng theo yêu cầu. 

Nhờ đó, có thể trồng nấm hương quanh năm với diện tích 600 m2, quy mô nuôi trồng 30.000 bịch nấm/lứa, 3 lứa/năm, sản lượng 60 tấn nấm hương tươi/năm. Ngoài ra, cơ sở đã xây dựng kho lạnh bảo quản 30 m3 xây bằng gạch ốp Panet, lắp máy làm lạnh bảo quản theo công nghệ mới đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. 

Thực hiện quy trình sản xuất nấm hương đạt tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Ông Bình đang phối hợp với ngành chức năng của huyện thiết kế tem nhãn, bao bì sản phẩm, xúc tiến thương mại phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm theo mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ vật tư đầu vào sản xuất, tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nấm hương. 

Ông Nguyễn Văn Bẩy - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Bảo Hưng cho biết: "Trong thời gian tới chính quyền địa phương sẽ phối hợp với các ngành chức năng thực hiện các chính sách hỗ trợ cơ sở trồng nấm của ông Bình trong việc mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, chúng tôi sẽ hỗ trợ xây dựng các sản phẩm nấm trở thành sản phẩm OCOP để quảng bá và nâng cao giá trị thu nhập cho người dân”.

Cơ sở sản xuất nấm của ông Bình đang cung cấp ra thì trường 3 sản phẩm chính là nấm hương, nấm mộc nhĩ và nấm sò. Những sản phẩm này đã có mặt ở các chuỗi siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trong và ngoài tỉnh. Sản lượng dự kiến đạt khoảng 120 tấn nấm hương và các loại nấm khác như nấm sò, mộc nhĩ tươi vào năm 2024; trong đó, chủ yếu là sản xuất nấm hương ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất với quy mô lớn. 

Hiện nay, cơ sở trồng nấm của ông Đào Ngọc Bình vẫn đang tiếp tục mở rộng quy mô trồng nấm với mục tiêu sản phẩm cung cấp ra thị trường bảo đảm nguyên tắc 100% sạch. Vì vậy, HTX sẽ đầu tư thêm dây chuyền đóng bịch tự động, dây chuyền khử trùng, đóng gói; xây dựng nhà cấy giống, nhà ươm, nhà nuôi trồng nấm theo quy trình VietGAP, áp dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng nấm.

Thanh Tiến (Trung tâm TT&VH Trấn Yên)

Tags Yên Bái Trấn Yên nông nghiệp công nghệ cao sản phẩm OCOP VietGAP

Các tin khác
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Yên Bái.

Những năm qua, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thực hiện hiệu quả vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, doanh nhân với các cơ quan quản lý nhà nước, thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Nông dân thị trấn Yên Thế đưa máy cày vào sản xuất nông nghiệp.

Đến nay, hơn 70% số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Yên đã áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất. Qua thống kê, toàn huyện hiện có trên 4.200 máy móc các loại; trong đó, máy gặp đập liên hoàn trên 10 máy, rải rác ở các xã trong huyện.

Nông dân xã An Thịnh chăm sóc lúa xuân.

Vụ xuân 2023, huyện Văn Yên gieo cấy 2.970 ha lúa. Ở vùng thấp bố trí 60% diện tích bằng các giống lúa thuần chất lượng cao; các xã vùng Đại - Phú - An bố trí 100% diện tích lúa thuần chất lượng cao Hương chiêm. Để toàn bộ diện tích lúa xuân sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng suất, sản lượng, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tích cực đôn đốc cơ sở vận động nông dân sau khi gieo cấy chủ động thăm đồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.

Sản xuất trồng rừng gỗ lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Có nhiều dư địa trong phát triển kinh tế lâm nghiệp cùng với quyết tâm đưa lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng, những năm qua, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách, cách làm hay trong bảo vệ, phát triển rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục