Chiến lược công nghiệp hoá của Việt Nam đến năm 2020

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/3/2008 | 12:00:00 AM

Để thực hiện chiến lược này, Việt Nam phải đương đầu với hàng loạt rào cản như: hệ thống thể chế thị trường không đồng bộ, thị trường bất động sản kém phát triển, khả năng tiếp cận các nguồn vốn thấp…

Ảnh: Thành Trung.
Ảnh: Thành Trung.

Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh với mức trung bình 7,5%/năm. Việt Nam đã thực sự chuyển đổi từ một nước nông nghiệp nghèo và lạc hậu, đóng cửa với thế giới, sản xuất công nghiệp chủ yếu là của các doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã sang một nước tham gia vào hội nhập toàn cầu và đón nhận những nguồn đầu tư FDI và đầu tư tư nhân.

Từ thực tế này, phân tích của Giáo sư Kenichi Ohno - Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) nêu rõ, chiến lược phát triển của Việt Nam không thể giống với bất kỳ nước ASEAN nào, thậm chí ngay cả khi các bài học quốc tế là hữu ích. Việt Nam cần phải tìm ra một hướng đi phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Trước tiên, sự hội nhập của Việt Nam cần được thực hiện nhanh hơn và cần phải tiến hành ở ngay giai đoạn phát triển đầu tiên. Sự năng động trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam hiện nay chủ yếu là do đầu tư tư nhân và tiêu dùng tư nhân. Các nhà đầu tư nước ngoài đang bị thu hút bởi các lợi thế mà Việt Nam có được như vị trí tốt, lao động tốt. Ngoài ra, các chính sách và thể chế của Việt Nam còn yếu kém không chỉ theo tiêu chí của các nước phát triển Đông Á mà thậm chí cả tiêu chuẩn chung của nước đang phát triển. Những đặc điểm này cần được phản ánh đầy đủ trong quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam nhằm phá vỡ được trần thuỷ tinh, đuổi kịp một cách ổn định các nước có mức thu nhập cao, đối mặt với thách thức từ Trung Quốc, và đạt được mục tiêu quốc gia về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trước năm 2020.

PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, trong cơ cấu công nghiệp hiện nay, sự thiếu vắng hay kém phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ là một đặc điểm nổi bật. Nguyên nhân chính là do từ trước đến nay lực lượng chủ đạo trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam – các doanh nghiệp nhà nước - chủ yếu hoạt động theo nguyên tắc khép kín, ít cần các doanh nghiệp phụ trợ; Khu vực tư nhân trong nước non yếu và chậm phát triển, không được khuyến khích, không có điều kiện và thiếu khả năng tự định hướng để phát triển ngành phụ trợ…

Để Việt Nam có vị thế nhất định trong khu vực, GDP của nước ta phải đạt mức trung bình của 4 nước có GDP cao nhất hiện nay trong ASEAN, là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia (vào khoảng 200 tỷ USD) và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm phải ở mức hai con số. Bởi nếu tiếp tục nhịp độ tăng trưởng như hiện nay (10 năm tăng gấp đôi), thì đến năm 2020, Việt Nam vẫn sẽ thua xa mức thu nhập bình quân đầu người/năm tại khu vực ASEAN.

Các chuyên gia kinh tế còn đưa ra hàng loạt các rào cản đối với chiến lược công nghiệp hoá Việt Nam như: hệ thống thể chế thị trường không đồng bộ, thị trường bất động sản kém phát triển, khả năng tiếp cận các nguồn vốn thấp, tình trạng độc quyền của một số doanh nghiệp Nhà nước làm méo mó môi trường kinh doanh và làm tổn thất cho nền kinh tế; cải cách hành chính và năng lực quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập…

Đối với Việt Nam hiện nay, khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, khoảng cách xa giữa năng lực của toàn bộ cơ cấu ngành, đặc biệt là năng lực công nghiệp, với mức độ sâu rộng và quyết liệt của cạnh tranh toàn cầu bộc lộ ngày càng rõ. Áp lực cạnh tranh của Việt Nam là rất khốc liệt do phải nhanh chóng tự do hoá thương mại, phải cạnh tranh sòng phẳng với các nước đi trước phát triển hơn khi chưa được chuẩn bị các điều kiện cần thiết. Trong bối cảnh ấy, chiến lược phát triển kinh tế của Việt nam phải được xây dựng nhằm mục tiêu sống còn là tạo lập, củng cố năng lực cạnh tranh quốc tế.

(Theo VOV)

Các tin khác
Chị Yên đang chăm sóc nấm sò của gia đình.

YBĐT- Từ lâu, nghề làm miến đao đã gắn bó với người dân xã Giới Phiên, huyện Trấn Yên (Yên Bái) như một nghề truyền thống và người dân ở đây khó mà tin rằng sẽ có nghề khác có giá trị kinh tế hơn thay thế vào đó. Vậy nhưng từ khi dự án trồng nấm của Tung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh Hội phụ nữ được triển khai vào xã đầu năm 2006 đã mở ra cho người dân Giới Phiên hướng xoá đói giảm nghèo mới.

Người dân Bình Thuận tăng cường phát triển các loại cây cây ăn quả. (Ảnh: Minh Thúy)

YBĐT - Là xã thuần nông nhưng nhiều năm qua xã Bình Thuận (huyện Văn Chấn) luôn phải đối mặt với nguy cơ thiếu đất sản xuất. Thêm vào đó, một số diện tích đất sau nhiều năm canh tác đã có dấu hiệu thoái hoá, bạc màu. Vì thế, giá trị kinh tế trên một ha đất canh tác đã giảm đáng kể.

Những mùa vàng trĩu bông của nông dân trong tỉnh luôn có phần đóng góp quan trọng của Trung tâm giống cây trồng tỉnh Yên Bái.
(Ảnh: Lê Viết Đại)

YBĐT - Sản xuất nông nghiệp trong vài năm trở lại đây đã thực sự có những bước phát triển khá toàn diện. Từ một tỉnh hàng năm thiếu hàng ngàn tấn lương thực, đến nay Yên Bái đã đảm bảo được an ninh lương thực ở vùng cao, vùng thấp đã có lúa gạo hàng hóa. Hàng ngàn ha ruộng chỉ cấy lúa một vụ, nay đã được gieo cấy hai vụ chắc ăn, năng suất lúa bình quân gần 100 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực đạt 218 ngàn tấn.

Tính đến 11h30 sáng ngày 19/3, vàng SJC tại Hà Nội được niêm yết ở mức 1,895 triệu đồng/chỉ (mua vào) - 1,905 triệu đồng/chỉ (bán ra), giảm 20.000đ/chỉ so với cùng giờ hôm qua và giảm 40.000đ/chỉ sau hai ngày xuống giá liên tiếp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục