Trăn trở Khao Mang

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/4/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Chưa phải là xã xa nhất, Khao Mang cách trung tâm huyện lỵ Mù Cang Chải 13 cây số nhưng cuộc sống của 561 hộ dân đã khác hẳn. Vẫn là những ngôi nhà lá nhà tranh đơn chiếc bên những triền đồi bạc phếch bởi nắng và gió. Quang cảnh đó là việc phát triển kinh tế thiếu quy hoạch đã làm cho vòng luẩn quẩn của đói nghèo cứ mãi đeo bám xã vùng sau này.

Do đợt rét đậm,rét hại vừa qua đã làm cho 68 ha lúa nước của xã hầu như mất trắng.
Do đợt rét đậm,rét hại vừa qua đã làm cho 68 ha lúa nước của xã hầu như mất trắng.

Mới đầu mùa hạ mà cái nắng đã chói chang như thiêu như đốt làm cho quãng đường từ trụ sở UBND xã đến nhà Bí thư như có phần dài thêm. Ngôi nhà của đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã Sùng A Làng bên cạnh những ngôi nhà gỗ của đồng bào Mông ẩn hiện bên những rặng cây ven đồi và những triền ruộng bậc thang chỗ xanh chỗ vàng, trông có vẻ êm đềm nhưng ẩn sâu trong đó là những nỗi nhọc nhằn băn khoăn trăn trở với những nỗi lo toan thường nhật để bứt lên khỏi đói nghèo của biết bao gia đình khi đợt rét vừa đi qua.

Từng làm chủ tịch UBND xã rồi đến Bí thư Đảng uỷ xã, đồng chí Sùng A Làng hiểu rất rõ về đặc điểm tự nhiên cũng như thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế. Song do đặc thù của một xã vùng cao, khi hậu khắc nghiệt, xa trung tâm, các thôn bản cách núi cách đồi, trình độ dân trí thấp nên việc triển khai các nghị quyết chuyên đề đến người dân thường không phát huy hiệu quả.

Chỉ về những triền ruộng bậc thang thấp thoáng một vài thửa ruộng lẽ ra phải xanh thì con gái, đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã Sùng A Làng cho biết: Do đợt rét đậm rét hại kéo dài vừa qua đã làm cho 68 ha lúa nước của xã chỉ còn sống chưa đầy 2 ha. Với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt như năm 2008 này nếu chỉ 2 ha lúa nước năng suất bình quân chỉ đạt 30 tạ/ha, 24 ha đậu tương, 37 ha lạc và ngô, sắn rau màu trồng bổ sung chia đều cho 1.937 nhân khẩu trong 6 tháng, dù có cộng thêm cả ngô, sắn của vụ 3 cũng chưa chắc đã đủ ăn còn việc phát triển chăn nuôi, giảm nghèo sẽ là bài toán khó.

Năm 2007, xã đã vận động nhân dân thâm canh tăng vụ và trồng thêm được gần 150 ha rau màu, ngô, đậu tương trên đất đồi, đất bãi và chân ruộng hai vụ. Song chỉ được ở những diện tích của chân ruộng hai vụ, khu đồi, bãi, một hai vụ đầu cho thu khá vụ còn những vụ tiếp theo đất đã cằn cỗi bạc màu nên năng suất ngô từ 45 tạ/ha giảm xuống chỉ còn chưa đầy 30 tạ/ha. Việc gieo cấy chậm thời vụ, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật trong gieo trồng chăm bón nên năng suất lúa trung bình chỉ đạt chưa đầy 60 tạ/ha/năm.

Để phát triển kinh tế, năm 2008 xã Khao Mang đã định hướng tập trung vào việc thu ngắn và hạn chế việc phát triển thêm diện tích lúa nương, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế hộ gia đình, khôi phục lại đàn trâu bò sau đợt rét hại vừa qua bằng việc trồng và dự trữ cỏ cho mùa khô. Nhưng để triển khai được những việc làm này quả là một vẫn đề nan giải bởi nỗi người dân đã quen với cách làm trước đây, chăn nuôi vẫn theo hướng thả rông, số lượng đàn tăng nhanh trong khi chất lượng không đảm bảo, vào mùa khô hạn thiếu thức ăn nên hiện tượng trâu bò chết đói, chết rét diễn ra khá phổ biến trong xã.

Với Khao Mang, đất rừng là thế mạnh song người dân chưa biết khai thác và làm giàu từ tiềm năng này. Những năm trước đây người dân không biết trông coi bảo vệ, việc chặt phá rừng bừa bãi, khái thác tràn lan nên hậu quả để lại là những cánh rừng xơ xác bạc phếch loang lổ bởi gió lào và đất rừng màu mỡ bị rửa trôi do những cơn mưa dữ dội.

Là xã được hưởng lợi từ các chương trình mục tiêu của Chính phủ, năm 2007 xã được đầu tư một số máy móc cùng với những chính sách hỗ trợ về hạng mục công trình công cộng, công trình dân sinh, song việc khai thác không hiệu quả đã làm lãng phí sức người sức của, máy móc phục vụ nông nghiệp vẫn để han rỉ trong kho trong khi đó người dân vẫn quen với việc canh tác, sản xuất lạc hậu xưa kia.

Trước thực trạng này, nếu Đảng bộ chính quyền xã không có những định hướng phát triển kinh tế cụ thể như: phát triển kinh tế không gắn với xoá đói giảm nghèo một cách bền vững, không có các chủ trương quy hoạch đất đai sản xuất cũng như không định hướng được các cây trồng vật nuôi là thế mạnh chủ lực thì việc xoá đói giảm nghèo cho người dân vẫn là một bài toán chưa có đáp án của xã vùng sâu này.

Thanh Tân

Các tin khác

Xã Phù Nham, huyện Văn Chấn (Yên Bái) là một xã có diện tích tự nhiên khá lớn 2.106,6 ha, với 1.515 hộ dân sinh sống ở 18 thôn bản. Diện tích lúa 2 vụ là 282,4 ha, 38 ha đất mầu chuyên canh và trên 14 ha mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản...

Bản Mù một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu (Yên Bái), 100% dân số là người Mông. Những năm trước, cuộc sống người dân nơi đây gặp nhiều thiếu thốn. Nhiều hộ dân lâm vào cảnh thiếu đói triền miên. Song những năm qua, được Đảng, Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ và sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền xã, sự nỗ lực của các hộ dân đời sống, kinh tế - xã hội được nâng lên đáng kể.

Ngày 21-4, ngay khi Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn chính thức thông báo quyết định tăng thuế nhập khẩu ô tô mới nguyên chiếc dùng chở người từ 70% lên 83% (có hiệu lực từ 22-4), thị trường xe hơi đã có những phản ứng bất thường. Khách hàng chỉ dò giá, không mua, còn salon ô tô tăng giá nửa vời.

Giải ngân cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mù Cang Chải.        Ảnh: t.l

YBĐT - Năm 2007, công tác ủy thác bán phần ở Ngân hàng Chính sách - Xã hội Yên Bái tiếp tục được củng cố, nâng cao chất lượng nhằm hạn chế số nợ quá hạn, sử dụng đồng vốn chính sách có hiệu quả và nâng cao năng lực của các tổ chức hội. Hơn 3.000 tổ tiết kiệm vay vốn với hàng chục vạn đoàn viên, hội viên đã được vay 393,9 tỷ đồng, chiếm tới 99% tổng dư nợ và hạn chế số nợ quá hạn xuống còn 1,9%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục