Chất lượng ca-cao Việt Nam đứng hàng đầu thế giới
- Cập nhật: Thứ hai, 30/6/2008 | 12:00:00 AM
Tại Hội nghị lần thứ 11 Câu lạc bộ ca-cao Ðông - Nam Á, chất lượng ca-cao của Việt Nam được đánh giá đứng hàng đầu thế giới.
Tại TP Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị lần thứ 11 Câu lạc bộ ca-cao Ðông - Nam Á. Hội nghị tập trung bàn các biện pháp nâng cao chất lượng ca-cao, kỹ thuật canh tác, phát triển thị trường ca-cao,... Việt Nam mới phát triển cây ca-cao gần đây nhưng được thế giới quan tâm do chất lượng ca-cao Việt Nam đứng vị trí hàng đầu thế giới, chỉ sau Ghana.
Hiện Việt Nam phát triển được 10.000 ha ca-cao, tập trung nhiều ở Bến Tre, Ðác Lắc. Hình thức canh tác chủ yếu là trồng xen các loại cây trồng xen vườn dừa, xen cây ăn quả, xen trong vườn tạp...
Năm 2007 thu hoạch 300 tấn hạt bói. Dự kiến năng suất khi khai thác bình quân ở mức 2 tấn/ha, với giá thị trường 46.000 đồng/kg, người trồng thu được 90 triệu đồng/ha. Chi phí đầu tư cho một ha ca-cao chỉ khoảng 20-30 triệu đồng, thời gian khai thác khoảng 40 năm, triển vọng đối với cây ca-cao Việt Nam là rất lớn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích phát triển ca-cao theo hướng xen canh, mục tiêu đến năm 2010, đạt diện tích 20.000 ha.
(Theo NDĐT)
Các tin khác
YBĐT - Hoạt động sản xuất xi măng ở Yên Bái bắt đầu từ những năm tám mươi của thế kỷ trước. 2 nhà máy trên địa bàn với tổng công suất trên 1.300 tấn năm, sản xuất xi măng đã trở thành động lực thúc đẩy công nghiệp Yên Bái phát triển, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động.
Ngày 26-6, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 4220/VPCP-KTN thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Xây dựng rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn tối thiểu cần cho các dự án xi-măng theo thứ tự tiến độ thời gian đưa vào sản xuất hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
YBĐT - Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã phát triển đáng kể, trong đó sản xuất và chế biến lâm sản (CBLS) đã góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trên thực tế, ngành CBLS của tỉnh những năm qua tuy có bước phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Các sản phẩm của ngành còn đơn điệu, chủ yếu là sơ chế nên giá trị kinh tế chưa cao.
Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất phương án nhập khẩu nguyên liệu thủy sản.