Đề nghị tăng thuế nhập khẩu sữa 5% - 20%
- Cập nhật: Thứ năm, 26/2/2009 | 12:00:00 AM
Ngày 25-2, Bộ Công thương đã có Công văn số 1552/BCT-XNK gửi Bộ Tài chính về việc nhất trí với đề nghị của Bộ NN-PTNT về tăng các mức thuế suất đối với các loại sữa nguyên liệu nhập khẩu.
Theo đó, Bộ Công thương đưa ra đề nghị, đối với sữa và kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường hoặc các chất ngọt khác, đề nghị tăng từ 5% lên 15%.
Đối với bột sữa, hạt hoặc các thể rắn khác có hàm lượng chất béo không quá 1,5% tính theo trọng lượng, loại chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác, tăng thuế từ 3% lên 10%. Còn lại các loại bột sữa nguyên liệu khác, Bộ Công thương đề nghị tăng thuế từ 7% lên 20%.
Trước đó, nhiều dư luận đã tỏ ra không ủng hộ việc đề nghị tăng thuế suất nhập khẩu sữa nguyên liệu của Bộ NN-PTNT, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến sữa khi cho rằng, nếu tăng thuế suất nhập khẩu thì họ sẽ tăng giá bán sữa thành phẩm ra thị trường.
(Theo SGGP)
Các tin khác
YBĐT - Sau một thời gian khá dài cả nước đã cơ bản khống chế được dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng thì trong những ngày đầu năm 2009 này dịch lại bùng phát trở lại và đã có 16 tỉnh thành có dịch.
YBĐT - Yên Bình là huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư - công nghiệp. Chính vì vậy, để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, những năm gần đây, đi đôi với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây trồng, huyện Yên Bình còn tích cực khuyến khích nhân dân tập trung chăn nuôi gia súc theo hướng sản xuất hàng hoá đem lại nguồn thu nhập đáng kể.
YBĐT - Hơn 300 đại biểu doanh nghiệp đến dự Hội nghị triển khai Quyết định 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 02/2009/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về hỗ trợ lãi suất tiền vay do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Yên Bái đã cho thấy mối quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp đối với quyết định của Chính phủ.
YBĐT- Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả dự án trồng 5 triệu ha rừng của Chính phủ, huyện Văn Chấn đã phối hợp với Viện thiết kế nông-lâm nghiệp tỉnh xây dựng hồ sơ thiết kế ở 14 xã với diện tích 850 ha rừng trồng kinh tế, 500 ha rừng trồng phòng hộ.