Chế biến gỗ rừng trồng ở Yên Bái: Vẫn còn nặng kiểu “ăn xổi”

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/9/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Thị trường đặt giá bao nhiêu, ta bán bấy nhiêu và thị trường không mua nữa, ta đóng cửa!”..., rất nhiều chủ xưởng chế biến nói như vậy. Đó là một thực tế đáng suy nghĩ khi ngành nghề chế biến gỗ của chúng ta quá nhỏ lẻ, không có tiếng nói chung và không có sản phẩm chế biến sâu.

Mô hình chế biến gỗ rừng trồng của hội viên phụ nữ xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.
Mô hình chế biến gỗ rừng trồng của hội viên phụ nữ xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.

Sau nhiều năm kiên trì phát triển với hàng loạt cơ chế, chính sách và các chương trình dự án, đến nay tỉnh Yên Bái có hơn 100 nghìn ha rừng kinh tế, chủ yếu là keo, bạch đàn và bồ đề… Sản lượng gỗ khai thác hàng năm trên 150 nghìn m3. Gỗ rừng trồng thực sự là tiềm năng cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu và là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Từ tiềm năng to lớn và sức hút mạnh mẽ của lĩnh vực chế biến gỗ, chỉ một thời gian ngắn, toàn tỉnh đã có 409 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng (số liệu thống kê tính đến hết năm 2008).

Ông Nguyễn Hải Vân – Giám đốc Công ty TNHH Sơn Tú – một doanh nghiệp khá thành công trên lĩnh vực chế biến gỗ rừng trồng ở huyện Yên Bình cho biết: Ngành chế biến gỗ đã qua thời kỳ khó khăn, nguyên liệu đầu vào không thiếu, giá mua 750 nghìn đồng/m3 gỗ đầu ba (chu vi thân gỗ 30 cm), 850 nghìn/m3 gỗ đầu 4 và 950 nghìn m3 gỗ đầu 5. Sản phẩm làm ra đã có thị trường tương đối ổn định, ván ép khoảng 3,5 triệu đồng/m3, ván bóc phơi khô (hàng độn) khoảng trên 1,5 triệu đồng/m3. “Tình  hình này là sống ổn!” - ông Vân khẳng định.

Thật đáng mừng bởi cách đây chưa lâu, hơn 400 doanh nghiệp chế biến gỗ ở Yên Bái thực sự lao đao, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ do bên mua ép cấp, ép giá có khi còn dừng không mua, trong khi lãi suất ngân hàng đã vượt con số 19%/năm. Vừa bước vào nghề đã gặp “bão tố” khiến không ít ông chủ gán cả nhà để trả nợ hoặc bán cổ phần với giá bèo bọt để lấy tiền lo trang trải nợ nần. Bão đã tan. Gỗ bạch đàn, bồ đề, keo tai tượng thẳng như bó đũa lại đi bằng đường sông, đường bộ về các nhà máy. Hàng nghìn công nhân đã hối hả lao động trong các nhà xưởng, những cỗ máy khá đơn giản nhưng rất hiệu quả đang phát huy hết công suất cho ra những miếng bóc mỏng tang, ván ép bằng phẳng và những thanh gỗ nhẵn mịn…

Trong niềm vui đang được nhân lên của ngành nghề chế biến gỗ rừng trồng, vẫn phảng phất những nỗi lo! Những người trong nghề chế biến gỗ đều hiểu, làm nghề chế biến gỗ là phó thác sự nghiệp vào thị trường. “Thị trường bảo làm cái gì, ta làm cái ấy. Thị trường đặt giá bao nhiêu, ta bán bấy nhiêu và thị trường không mua nữa, ta đóng cửa!”..., rất nhiều chủ xưởng chế biến nói như vậy. Đó là một thực tế đáng suy nghĩ khi ngành nghề chế biến gỗ của chúng ta quá nhỏ lẻ, không có tiếng nói chung và không có sản phẩm chế biến sâu.

Công nghệ chế biến đơn giản, chủ yếu các doanh nghiệp mua máy xẻ, nhất là máy bóc, mỗi chiếc vài chục triệu đồng của Trung Quốc về làm. một số ít mạnh dạn đầu tư máy ép ván, ghép thanh… nhưng do vốn ít nên cũng chỉ là những dây chuyền sản xuất chất lượng thấp, công nghệ chưa hoàn thiện nên sản phẩm làm ra cũng vẫn ở dạng làm nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất khác. Một nguyên nhân không thể không nhắc tới, giúp các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Yên Bái đang ăn nên làm ra đó là các chính sách kích cầu của Chính phủ và của tỉnh.

Lãi suất thấp, thuế được nợ, miễn, giảm… đã là cú hích thực sự giúp các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp chế biến gỗ nói riêng vượt qua khó khăn và vươn lên. Như vậy, thử hỏi: khi các chương trình kích cầu của Chính phủ và của tỉnh kết thúc thì các doanh nghiệp sẽ làm ăn thế nào? và câu trả lời cho bài toán “hậu” kích cầu vẫn chưa có lời giải. Một giám đốc công ty chế biến gỗ thừa nhận, làm gỗ phải rất dài vốn, có khi phải đặt tiền cho bà con khi gỗ vẫn đứng trên rừng. Mua rồi khai thác xuống, cắt đúng quy cách, rồi bóc, phơi, tẩm ướp, ép… thành phẩm mới mang hàng đi bán, bán rồi có khi họ lại nợ tiền.

Thời gian dài là thế, trong khi vốn cho một nhà máy công suất 10 m3 gỗ/ngày cũng khoảng trên 6 tỷ đồng mà các doanh nghiệp, các hợp tác xã của ta đều từ kinh tế hộ mà thành. Nhìn lại “bức tranh chế biến gỗ” ở Yên Bái  thì xẻ thanh và ván ép giữ “vai trò” chủ đạo. Huyện Trấn Yên là một thí dụ. Trong 70 cơ sở chế biến gỗ của địa phương có diện tích rừng trồng, sản lượng gỗ gần như nhất tỉnh thì đại đa số các cơ sở là làm gỗ bóc và xẻ nan làm bao bì. Nguyên nhân là do đầu tư một máy bóc của Trung Quốc không nhiều tiền, tận thu tối đa được lõi gỗ và thị trường ban đầu rất dễ tính.

 

Nông dân xã Đại Đồng (huện Yên Bình) khai thác gỗ rừng trồng.
(Ảnh: S.N)

Hướng nào cho ngành chế biến gỗ ở Yên Bái? câu trả lời là lúc này cần đẩy nhanh việc đổi mới công nghệ chế biến để tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao, giá trị lớn, tiết kiệm được nguyên liệu (hiện nay có đến 30% nguyên liệu sau chế biến là phế phẩm, phần lớn các doanh nghiệp đốt bỏ gây lãng phí lớn và ô nhiễm môi trường); cần tăng cường xúc tiến thương mại để tìm kiếm thị trường mới; cần đẩy mạnh việc đào nhân lực, nhất là đội ngũ kỹ sư công nghệ chế biến và đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Có thể khẳng định, trên 99% cán bộ, công nhân đang trực tiếp làm việc trong các cơ sở chế biến gỗ ở Yên Bái chỉ qua các lớp tập huấn ngắn ngày hoặc cầm tay chỉ việc rồi tiếp quản máy móc thiết bị, công nghệ.

Đối với người trồng rừng, cần đánh giá đúng nhu cầu của thị trường để lựa chọn giống cây cho phù hợp, tránh tình trạng thấy keo đắt thi nhau trồng keo, thấy bạch đàn mô mau lớn lại thi nhau trồng và hiện nay bồ đề làm nguyên liệu chế biến đũa xuất khẩu rất khan hiếm, giá đắt đỏ lại chuyển sang trồng bồ đề… Mặt khác, người dân không nên bán “non” rừng trồng vì thực tế thân cây gỗ càng to,  giá càng đắt, nhiều cơ sở chế biến gỗ sẵn sàng mua gỗ có chu vi thân trên 100 cm với giá trên 2 triệu đồng/m3 mà không có, trong khi người dân lại vội khai thác gỗ khi cây mới có chu vi thân 30 – 40 cm.

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, định hướng, không để việc xây dựng các nhà xưởng chế biến gỗ với công nghệ lạc hậu phát triển một cách ồ ạt, tập trung tại một điểm. Cùng với đó là việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng vì hiện nay tình trạng trộm cắp gỗ cả rừng tự nhiên, rừng trồng của lâm trường và hộ gia đình rồi vận chuyển bằng xe máy đi tiêu thụ tại các xưởng chế biến gỗ đang diễn ra rất phổ biến, nhất là khu vực vùng ngoài huyện Văn Chấn.

Có vùng nguyên liệu ổn định và phong phú, có công tác quản lý, quy hoạch của các cấp, các ngành và nhất là có sự đầu tư chiều sâu của các doanh nghiệp từ công nghệ, con người lẫn thị trường thì nghề chế biến gỗ rừng trồng sẽ tiếp tục thành công, mục tiêu đạt giá trị 350 tỷ đồng vào năm 2015 hoàn toàn có thể vượt.

 Lê Phiên

Các tin khác
Đơn vị thi công Trường tiểu học xã Nậm Có (Mù Cang Chải) đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình.
(Ảnh: Sùng A Hồng)

Văn Yên: 1.544 khách hàng được hỗ trợ lãi suất theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ/ Mù Cang Chải: Trên 50% công trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ đã hoàn thành/ Mù Cang Chải: Gần 6.000 hộ nghèo được vay vốn ưu đãi

Nhiều hộ nghèo ở Trạm Tấu được vay vốn hỗ trợ phát triển chăn nuôi đàn gia súc. (Ảnh: T.A)

YBĐT - Tính đến cuối tháng 8 năm 2009, 4/12 xã, thị trấn của huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã phát hiện có bệnh tụ huyết trùng trên đàn trâu, bò. Đã có 76 con trâu, bò bị nhiễm bệnh, trong đó 48 con chết do bị bệnh tụ huyết trùng.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), bên lề của hội nghị thường niên lần thứ 4 của Liên hiệp hội Điều châu Phi (ACA) tổ chức tại Abidjan (Cote d’Ivoire), Vinacas có buổi gặp tổ chức Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu Điều Ấn Độ (CEPCI) và Hiệp hội Điều Brasil (Sindicaju) để thảo luận và bàn kế hoạch ký kết văn bản triển khai thành lập Hiệp hội Điều thế giới theo biên bản ghi nhớ k

Quả sơn tra được mang về bày bán tại chợ Yên Bái với giá 15.000 đến 20.000 đồng/kg tại thời điểm giữa vụ..

YBĐT - Nhiều năm nay ở các xã vùng cao của huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), cây sơn tra đã đem lại lợi ích kinh tế cho địa phương và giúp nhiều hộ nghèo vượt qua đói giáp hạt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục