Truy tìm sữa gây dậy thì sớm ở trẻ
- Cập nhật: Thứ năm, 12/8/2010 | 1:56:01 PM
Hôm 11-8, ông Nguyễn Công Khẩn, cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), cho hay cơ quan này đã liên lạc với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đề nghị cung cấp thông tin về sản phẩm sữa Synutra gây dậy thì sớm ở trẻ đang làm các bà mẹ hết sức lo sợ.
Bé Tiểu Anh (trái), 13 tháng tuổi ở Bắc Kinh là một trong bốn bé được cho là uốn sữa của Sunytra và có hàm lượng hormones tăng trưởng khá cao trong cơ thể.
|
Ông Khẩn khẳng định: “Chưa xuất hiện sản phẩm Synutra qua con đường chính thức ở Việt Nam”. Ông nói thêm: “Qua kiểm tra rà soát toàn bộ hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm sữa tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đến ngày 10-8-2010, chúng tôi chưa thấy có bất kỳ sản phẩm nào của Công ty sản xuất sữa quốc tế Synutra (Trung Quốc) công bố lưu hành tại Việt Nam.
Từ cuối năm 2008, khi xảy ra “cơn bão” melamine gây bệnh sạn thận ở trẻ cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, số lượng sữa thành phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam giảm rõ rệt, nhất là các sản phẩm từng nhiễm melamine nhập khẩu từ Trung Quốc.
* Thưa ông, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có nhận được thông tin nào từ cơ quan chuyên môn hay hệ thống cảnh báo về sản phẩm sữa nguy hiểm này?
- Đến nay các cơ quan như WHO, FAO, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc vẫn chưa xác định được nếu sản phẩm sữa Synutra có hormon gây dậy thì sớm thì hormon được cho vào sữa ở giai đoạn sản xuất nào, lý do vì sao... Hormon là chất cấm nên không có trong danh mục kiểm tra chất lượng sản phẩm, vì thế WHO, FAO cũng chưa thể lý giải được căn nguyên có mặt chất này trong sản phẩm của Synutra.
Chúng tôi cũng chưa nhận được thông tin từ hệ thống cảnh báo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng cũng giống như vụ melamine trước đây, những thông tin về sản phẩm của Synutra lần này tuy còn mơ hồ, nhưng chúng tôi đang liên lạc với các cơ quan hữu quan để truy tìm, và nếu có sản phẩm tại Việt Nam qua con đường tiểu ngạch thì sẽ ứng xử như với sản phẩm nhiễm melamine trước đây là thu hồi và tiêu hủy.
* Cơ quan chức năng từng phát hiện hormon trong thực phẩm ở Việt Nam, thưa ông?
- Hormon có nhiều loại, ở Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn trước năm 2008, từng phát hiện mẫu thịt heo, thịt gia cầm chứa hormon, trong đó có hormon làm thay đổi cấu trúc cơ thể vật nuôi, làm tăng lượng nạc, giảm mỡ và sản phẩm thịt có màu đỏ đẹp. Nhưng đó là hormon tăng trưởng, còn hormon sinh dục như trường hợp này thì không hiểu vì lý do gì lại có. Sữa chứa hormon gây dậy thì sớm tôi cũng chưa biết xuất hiện trong sữa Synutra ở giai đoạn nào, nhưng rất có thể từ thức ăn chăn nuôi.
* Theo ông, ảnh hưởng của hormon với cơ thể người dùng như thế nào?
- Kể cả lượng hormon rất nhỏ chủ động đưa vào sữa tác hại cũng rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến nội tiết của cơ thể. Hormon sinh dục như thông tin trên báo chí quốc tế những ngày gần đây trong sản phẩm của Synutra có thể gây kích thích buồng trứng, kích thích dậy thì sớm ở trẻ như thay đổi giọng nói. Nếu chủ động đưa hormon vào sữa đó là phạm tội. Lượng sử dụng bao nhiêu thì gây hại? Không ai định lượng hormon trong thực phẩm vì nó là chất cấm.
Trẻ sơ sinh nếu uống thay thế bằng sản phẩm sữa có nhiễm hormon sẽ rất nguy hiểm. Trong chăn nuôi, kiểm soát dư lượng kháng sinh, hormon và một số hóa chất khác rất quan trọng vì nó tồn dư trong sản phẩm như thịt, sữa, gây hại cho người sử dụng, trong khi người dùng cứ tưởng được ăn thịt, sữa là những thứ bổ béo cho sức khỏe.
(Theo TTO)
Các tin khác
YBĐT - Nhiều thửa ruộng màu mỡ nhưng lại không chủ động được nguồn nước, tất cả đều trông vào nước mưa, dẫu ngay cạnh đó là cả một hệ thống kênh mương đã được kiên cố hoá và đập đầu mối luôn đầy nước. Đó là nghịch lý mà nhiều năm nay người nông dân ở các thôn Hán Đà 1, Hán Đà 2, Hán Đà 3 thuộc xã Hán Đà, huyện Yên Bình (Yên Bái) phải hứng chịu.
YBĐT - Với tổng nguồn vốn đầu tư đạt 198,5 tỷ đồng, tăng 78% so với giai đoạn 2000 – 2005, trong 5 năm của nhiệm kỳ Đại hội XVII Đảng bộ huyện Văn Chấn (Yên Bái), đã có 60 km đường ô tô được làm mới, 25,3 km đường được rải nhựa, 52,7 km thảm bê tông, trên 200 km đường liên huyện, liên xã được rải cấp phối.
Dịch lợn tai xanh cũng vừa phát sinh thêm ở 1 tỉnh mới là Lâm Đồng, nâng tổng số tỉnh có dịch chưa qua 21 ngày trong cả nước lên 17 tỉnh, thành.
YBĐT - Đã 6 năm nay, nhiều hộ dân ở xã An Lạc, huyện Lục Yên (Yên Bái) phải sống trong cảnh không có điện sinh hoạt bên cạnh các trạm biến áp đang dần bị xuống cấp.