Hiệu quả từ mô hình kinh tế chuyển đổi ở Vĩnh Kiên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/8/2010 | 9:05:15 AM

YBĐT - Những năm qua, xã Vĩnh Kiên huyện Yên Bình (Yên Bái) đã đề ra nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở 398,5 ha đất nông nghiệp; 1.674 ha đất lâm nghiệp; trên 5 ha đất nuôi trồng thuỷ sản… tạo tiền đề đưa tăng trưởng kinh tế ( 2005-2010 ) đạt 11%/ năm, góp phần quan trọng cho kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Do đặc thù kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp nên việc giúp dân vươn lên làm giầu bằng cây lúa, cây mầu, nghề trồng rừng được Đảng bộ, chính quyền xã Vĩnh Kiên (Yên Bình) đặc biệt quan tâm. Hàng năm, xã chỉ đạo nhân dân 15 thôn cấy toàn bộ 306,5 ha ruộng nước 2 vụ với 85% diện tích là các giống lúa lai cho năng suất, chất lượng cao và đầu tư thâm canh diện tích lúa cao sản 120 ha đưa năng suất lúa toàn xã đạt 105 tạ/ ha/ năm. Riêng lúa cao sản đạt 120 tạ/ ha/ năm.

Có được kết quả đó, là do lãnh đạo cấp ủy, chính quyền ở Vĩnh Kiên đã đề ra nhiều giải pháp cho sản xuất nông nghiệp như: chỉ đạo kiên quyết lịch gieo cấy đúng khung thời vụ và áp dụng tốt các biện pháp khoa học kỹ thuật. Ngoài cây lúa, hàng năm nhân dân ổn định trồng cây ngô đông trên đất 2 vụ lúa đạt 110 ha, ngô soi bãi 25 ha năng suất trung bình đạt 35 tạ/ ha. Tận dụng đất vườn, nhân dân còn trồng rau mầu lạc, đậu đỗ, dưa… góp phần tăng giá trị kinh tế /ha đất canh tác ở 2/3 số thôn, bản, đạt 60 triệu đến 70 triệu đồng/ha/năm.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây, con mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều gia đình đã phá bỏ vườn tạp dành đất cho việc trồng sắn cao sản, diện tích được tăng lên hàng năm từ 200 ha năm 2007 lên gần 400 ha năm 2010. Giá trị kinh tế từ cây sắn đã cho người dân Vĩnh Kiên mức thu nhập gần 10 tỷ đồng/năm. Cây sắn ở Vĩnh Kiên được trồng nhiều ở các thôn: Mạ 80 ha, Trò 70 ha, Đồng Củm 50 ha… Để tăng thu nhập kinh tế, nhiều hộ còn đào ao thả cá, trồng quế, bồ đề, keo, cải tạo chè giống mới, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tận dụng diện tích mặt nước giáp với hồ Thác Bà, 15 hộ còn phát triển nuôi 41 lồng cá, hàng năm thu nhập trung bình từ 10 đến 12 triệu đồng/ lồng. Chăn nuôi đã mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình đạt từ 10 đến 50 triệu đồng/năm.

Về Vĩnh Kiên, đi trên những con đường xuống các thôn cơ bản hôm nay, gặp bà con nông dân trên những cánh đồng lúa đang vào mùa thu hoạch, họ phấn khởi khoe: Nhiều năm xã liên tục được mùa dân không những đủ ăn, đủ mặc mà còn có của để dành, hộ nghèo chỉ còn ít thôi... Chủ tịch UBND xã Phan Minh Tiến khẳng định: Ngoài cây lúa, cây sắn, xã còn có thế mạnh từ rừng. Trong tổng số 1674 ha đất lâm nghiệp, hiện nay 1.131 ha đã được phủ xanh bằng keo lai, bạch đàn. Hàng năm, diện tích khai thác đạt 150 đến 180 ha, mang về nguồn thu cho nhân dân gần 4 tỷ đồng/ năm.

Xã có trên 100 hộ có kinh tế thu nhập chính nhờ từ rừng, nhiều triệu phú rừng đã có thu nhập từ 100 đến 200 triệu đồng/năm như: Tạ Văn Sen, ở thôn Đồng Đầm vừa nuôi lợn lái, nuôi lợn thịt, làm máy xay xát thu nhập 200 triệu đồng/ năm; Nguyễn Văn Thắng ở thôn Đồng Do, có 40 ha rừng, kết hợp với nuôi 4 tấn lợn/năm, nuôi cá… thu nhập 200 triệu đồng/năm; Nguyễn Đức Dũng ở thôn Đồng Lâm, nuôi 100 con lợn mỗi năm, trồng rừng, mua máy cày, máy bừa… có thu nhập 100 triệu đồng/ năm…

Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt gần 20 triệu đồng/năm. Nhiều hoạt động ngành nghề nông thôn cũng dần được mở mang như: khai thác vật liệu xây dựng, đầu tư máy chế biến nông sản, máy làm đất nông nghiệp, máy tuốt lúa, dịch vụ làm nghề mộc, mở lò sấy sắn... góp phần tạo việc làm mới cho hàng trăm lao động địa phương lúc nông nhàn với mức thu nhập bình quân từ 700 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/ người/ tháng. Xã hiện có 30% số hộ có nhà xây, 98%  số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, 95% hộ có xe máy, 87% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá… Đó là nỗ lực rất lớn trong công tác xoá đói giảm nghèo của Vĩnh Kiên những năm qua.

Với mục tiêu phát triển kinh tế của nhiệm kỳ 2010 - 2015 là nâng mức tăng trưởng kinh tế lên 13%/ năm, thu nhập 24 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,5%..., Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Kiên đang đoàn kết, tập trung sức mạnh để hoàn thành xuất sắc các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương ngay từ những năm đầu nhiệm kỳ, vững bước trên con đường CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Thạch Phong

Các tin khác
Nông dân thị trấn Nông trường Trần Phú nhận cây giống từ các vườn ươm.

YBĐT - Sang thu, những cơn mưa rào đến muộn nhưng cũng làm dịu cái nắng đổ lửa và cái nóng gay gắt, tiết trời mát mẻ và không khí ẩm ướt. Với cán bộ chiến sỹ kiểm lâm và người dân Văn Chấn thì bớt hẳn nỗi lo “giặc lửa phá rừng”, mọi người cùng lao vào nhiệm vụ trồng rừng năm 2010.

Tạp chí Retail Asia (Singapore) vừa công bố kết quả xếp hạng 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương năm 2010, dựa vào các tiêu chí: doanh thu bán lẻ, mức tăng trưởng, diện tích dành cho kinh doanh bán lẻ và số lượng cửa hàng.

Cổng giao tiếp điện tử tỉnh  Yên Bái đi vào hoạt dộng đánh dấu bước phát triển của tỉnh Yên Bái trong xu thế hội nhập.

YBĐT - Hòa chung trong dòng chảy lịch sử, Bưu điện Yên Bái cũng đã có những trang sử chói lọi. Đặc biệt, sau 20 năm đổi mới, Bưu chính - Viễn thông Yên Bái đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt...

Công nhân xử lý kỹ thuật cho sản phẩm gỗ.

YBĐT - - Khởi nguồn từ một xưởng mộc sơ chế nhỏ tại khu phố Hóp, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái), nhưng nhờ nắm bắt được thị trường và có những chính sách phát triển phù hợp, nên doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa đã trở thành doanh nghiệp tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản, có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục