Sản phẩm đá quí Lục Yên Hình thành kinh tế đô thị

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/10/2010 | 8:48:43 AM

YBĐT - ục Yên – vùng đất nổi tiếng với đá Rubi (hồng ngọc) cùng nhiều loại đá quí khác. Từ chỗ người dân ở đây chỉ biết khai thác các sản phẩm thô, bán với giá rẻ thì nay họ đã biết làm ra các sản phẩm tinh xảo như mặt nhẫn, dây chuyền, tranh, tượng, đá cảnh…nổi tiếng.

Làm tranh đá quý ở Lục Yên.
Làm tranh đá quý ở Lục Yên.

Bắt đầu từ năm 1994 trở lại đây, nghề chế tác đá quí đã có ở Lục Yên. Nhiều loại đá trang sức đang có ở Lục Yên như Rubi, Sitilen, Saphia…hay đá phong thủy (đá cảnh) như thạch anh, cô tinh đông, Can-xít, Tuốc ma -nin…được thổi hồn tạo nên những sản phẩm riêng có ở Lục Yên. Các sản phẩm mặt nhẫn, dây chuyền…từ đá quí ở Lục Yên đặc biệt là Rubi với màu sắc và độ cứng tuyệt hảo chỉ sau kim cương đã nức tiếng khách thập phương.

Dưới bàn tay khéo léo của người dân Lục Yên, bắt đầu từ năm 2000, những viên hồng ngọc, bích ngọc… nhỏ bé vô tri đã trở thành những bức tranh, tượng đá quí đẹp mê hồn. Cũng vài ba năm trở lại đây, ở Lục Yên lại xuất hiện nghề làm đá gốc. Những viên đá vôi trắng tinh, bên trong có chứa đá quí Sitilen xanh đỏ lấp lánh được các nghệ nhân đục, chạm tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đẹp đến nao lòng. Tranh đá, mặt đá trang sức ở Lục Yên được khách hàng trong nước và quốc tế tin dùng bởi giữ được “chữ tín” về chất lượng, không trà trộn đá giả, kém chất lượng.

Bà Đỗ Thị Thúy – Phó trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Lục Yên cho biết: “Hiện nay Lục Yên đang có hơn 30 hộ vừa làm vừa bán tranh đá quí, mỗi hộ có từ 5 đến 10 lao động. Tính riêng nghề làm tranh đá đã giải quyết được việc làm cho 250 lao động địa phương. Còn nghề làm đá cảnh tuy mới, nhưng cũng đã có 31 cơ sở, giải quyết được việc làm cho 120 lao động. Doanh thu từ nghề làm tranh đá năm 2009 đã đạt 5,6 tỷ đồng; 9 tháng năm 2010 đạt 4,28 tỷ đồng. Đá cảnh doanh thu 9 tháng đầu năm 2010 đã đạt trên 1 tỷ đồng, dự kiến cả năm đạt 1,5 tỷ đồng.

Hiện các sản phẩm chế tác từ đá quí đã chiếm 10% tổng doanh thu sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện”. Tổng doanh thu từ nghề chế tác, làm tranh đá quí và làm đá cảnh ở Lục Yên cho thấy đây là nghề đang có nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế. Lục Yên hiện đang có nhiều cơ sở lớn như: Công ty Việt Phương, Cơ sở Tích Tuyết, Ngọc Sơn Lâm, Dung Mến, Công ty TNHH Đức Tín – Ngọc Đại Phát…đều kinh doanh cả mặt đá trang sức, tranh và đá gốc. Có thể nói các cơ sở sản xuất, kinh doanh tranh, đá quí, đá cảnh đã và đang tạo cho Lục Yên vẻ sầm uất của một thị trấn phát triển.

Đến Lục Yên chắc hẳn không ai có thể bỏ qua ý định tới các cửa hàng, cơ sở, công ty sản xuất, kinh doanh đá quí, tranh đá và đá cảnh. Chiêm ngưỡng sắc màu lung linh, muôn hồng, ngàn tía của những viên Rubi, những bức tranh đủ loại, hay những viên đá gốc chứa đá quí được tạc, chạm công phu đều phải tấm tắc trước vẻ đẹp của chất liệu đá quí, và sự tài hoa của con người Lục Yên. Cái khéo của người Lục Yên là biết tạo ra muôn vàn loại tranh, đủ các hình mẫu khiến người mua thoải mái lựa chọn cho mình sản phẩm ưng ý.

Anh Vũ Văn Hải – Kế toán phụ trách chung của Công ty TNHH Đức Tín – Ngọc Đại Phát tâm sự: “Các sản phẩm từ đá quí ở Lục Yên như mặt đá quí, tranh dân gian, cảnh vật, người, đá cảnh tự nhiên hoặc qua chế tác thành cảnh, người, vật…không chỉ tiêu thụ tại Lục Yên mà còn có đại lý tại Hà Nội và nhiều nơi khác trong cả nước. Tranh, đá quí, đá cảnh Lục Yên ở phố Nguyễn Thái Học – Hà Nội đã trở thành thương hiệu riêng có. Khách trong nước cũng như quốc tế đều tìm về phố này để mua". Cũng qua anh Hải được biết: Công ty TNHH Đức Tín – Ngọc Đại Phát do ông Đoàn Ngọc Oanh làm giám đốc hiện đang có một chi nhánh tiêu thụ sản phẩm tại phố Khâm Thiên – Hà Nội.

Trước đây, Công ty chỉ là cơ sở nhỏ rồi thành lập doanh nghiệp vàng bạc, thấy nhu cầu cần mở mang đã thành lập công ty. Hiện Công ty đang có 15 lao động thường xuyên, ngoài ra còn thuê thêm khoảng 20 lao động làm việc ngắn hạn. Để tạo ra các sản phẩm từ đá quí, Công ty thực hiện việc thu gom đá quí nguyên liệu để chế tác, đào tạo và thuê con em địa phương làm. Hiện mức thu nhập của lao động trực tiếp tại Công ty thấp nhất là 2 triệu và cao nhất là 4 triệu đồng/tháng.

Không thể phủ nhận nghề chế tác, kinh doanh mặt đá quí, tranh đá, đá cảnh đã góp phần quan trọng hình thành kinh tế đô thị, tạo việc làm cho người lao động ở Lục Yên. Thấy rõ hiệu quả, cùng với tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, thời gian qua Lục Yên đã thông qua Dự án khuyến công hỗ trợ đào tạo nghề làm tranh đá, tạc tượng… giúp người dân, chắp cánh cho nghề chế tác các sản phẩm từ đá quí thêm phát triển.  

Minh Đức

Các tin khác

Từ 19-24.10, Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 7 (CAEXPO 2010) được tổ chức tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, với hơn 4.000 gian hàng của 2.500 doanh nghiệp.

Từ 19-24.10, Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 7 (CAEXPO 2010) được tổ chức tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, với hơn 4.000 gian hàng của 2.500 doanh nghiệp.

Những vùng lúa thuộc cánh đồng Mường Lò (Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ), Đại-Phú-An (Văn Yên), Bạch Hà, Cẩm Nhân (Yên Bình), Bắc Trấn Yên, Mường Lai, Minh Xuân (Lục Yên) đã đi vào sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao, với tổng diện tích 5 ngàn ha.

YBĐT - Nét nổi bật nhất trong sản nông nghiệp 5 năm qua ở Yên Bái là sản xuất lúa, gạo làm hàng hoá, lấy giá trị trên mỗi đơn vị canh tác làm thước đo về hiệu quả kinh tế.

Chế biến gỗ rừng trồng ở Cụm công nghiệp Đầm Hồng, thành phố Yên Bái.
(Ảnh: M.Q)

YBĐT - Nhiều năm trở lại đây kinh tế lâm nghiệp của Yên Bái đã có bước phát triển vượt bậc. Trong giai đoạn 2005 - 2010 toàn tỉnh đã trồng mới 71.248 ha rừng, trong đó có 59.332 ha rừng kinh tế. Phần lớn gỗ rừng trồng được đưa vào các xưởng chế biến, tạo ra nguồn hàng lớn và có giá trị. Tiềm năng kinh tế đồi rừng đã được khai thác, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục