Chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/1/2012 | 2:58:28 PM

YBĐT - Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Yên Bái, trong năm 2011 dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tương đối ổn định, các bệnh thông thường như bệnh tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng lợn, dịch tả lợn đã xuất hiện nhưng với số lượng nhỏ đã được cán bộ thú y điều trị kịp thời.

Trang trại chăn nuôi lợn của ông Lý Thanh Sơn, thôn Trung Tâm, xã Mỹ Gia (Yên Bình) cho thu nhập 150 triệu đồng/năm. (Ảnh: A Mua)
Trang trại chăn nuôi lợn của ông Lý Thanh Sơn, thôn Trung Tâm, xã Mỹ Gia (Yên Bình) cho thu nhập 150 triệu đồng/năm. (Ảnh: A Mua)

Thời tiết lạnh của mùa đông cùng với tình hình vận chuyển và giết mổ trái phép gia súc, gia cầm phức tạp chính là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm, bùng phát. Do đó các ngành chức năng, người chăn nuôi cần tăng cường công tác phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh, trong năm 2011 dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tương đối ổn định, các bệnh thông thường như bệnh tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng lợn, dịch tả lợn đã xuất hiện nhưng với số lượng nhỏ đã được cán bộ thú y điều trị kịp thời. Dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn không xuất hiện, tuy nhiên, dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc còn diễn biến phức tạp, dịch LMLM đã xảy ra ở 203 thôn, bản thuộc 77 xã, phường, thị trấn. Dịch bệnh đã khiến 3.714 con gia súc các loại của 1.173 hộ dân mắc bệnh.

Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, phòng chống dịch nên dịch LMLM đã được khống chế kịp thời và không lây lan trên diện rộng. Tính đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm đã được kiểm soát tốt. Trong năm,  Chi cục Thú y tỉnh đã triển khai kế hoạch tiêm phòng đến các địa phương trong tỉnh với số lượng 254.666 liều tụ huyết trùng trâu bò, lợn, 119.686 liều dịch tả lợn, 44.446 liều dại chó, 101.985 liều LMLM.

Mặc dù tỷ lệ tiêm phòng các bệnh như dịch tả lợn, tụ huyết trùng đạt khá nhưng vì lượng vắc xin LMLM trong năm 2011 thiếu, vắc xin Trung ương cấp cho tỉnh để chống dịch chậm và chia thành nhiều đợt nên mới chỉ tiêm phòng cho gia súc tại các xã có dịch, số gia súc được tiêm phòng còn đạt kết quả thấp. Theo Chi cục Thú y thì hiện nay dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đã được khống chế, song nguy cơ tái phát dịch LMLM là rất cao.

 Nguyên nhân chính là do mầm bệnh còn tồn tại trong môi trường, các ổ dịch cũ, gia súc mắc bệnh chưa được quản lý chặt. Trong khi đó số gia súc tiêm phòng trong đợt phòng chống dịch đầu năm đã hết thời gian miễn dịch do đó dịch bệnh có thể bùng phát bất kỳ vào thời điểm nào. Hiện nay, ngành thú y đang tích cực triển khai công tác tiêm phòng dịch bệnh LMLM cho gia súc. Theo kế hoạch  sẽ có trên 247.000 con gia súc được tiêm phòng.

Ông Đặng Bình Nguyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết: “Mặc dù dịch bệnh đã được kiểm soát, tuy nhiên, do thời tiết thay đổi, nhiệt độ môi trường lạnh, tạo điều kiện cho nhiều loại mầm bệnh tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tăng trong những tháng cuối năm dễ lây lan dịch bệnh nên công tác phòng chống dịch bệnh càng cấp thiết và đòi hỏi phải có sự kiểm tra chặt chẽ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ”.

Để ngăn ngừa dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thúc đẩy chăn nuôi phát triển ổn định theo hướng hàng hóa các huyện thị không nên chủ quan lơ là trong công tác phòng chống dịch, đặc biệt là các dịch bệnh như cúm gia cầm, LMLM ở gia súc và dịch tai xanh trên đàn lợn.

Đặc biệt, từ nay đến trước và sau tết Nguyên đán, các ngành chức năng cần thường xuyên tổ chức, phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi cũng như  nơi tập trung buôn bán gia súc gia cầm để tiêu diệt mầm bệnh còn tồn tại trong môi trường. Đồng thời bổ sung các dụng cụ trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch, hoá chất khử trùng, để chủ động ứng phó khi có dịch. Tập trung kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để ổ dịch ngay khi xảy ra.

 Cùng với đó cũng cần khuyến khích các tổ chức đoàn thể của địa phương cùng tham gia công tác giám sát dịch, báo cáo dịch kịp thời. Tăng cường tiến hành kiểm dịch vận chuyển, kiểm tra kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm.

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cho người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ. Có như vậy mới có thể hạn chế được dịch bệnh lây lan trên đàn gia súc, gia cầm và giảm thiểu được rủi ro cho người chăn nuôi trên địa bàn và thúc đẩy chăn nuôi phát triển.

Văn Thông

Các tin khác
Trong tổng số 120 lồng đã có 60 lồng thả cá.

YBĐT - Sự xuất hiện của những lồng nuôi cá, nhất là cá nheo và cá lăng trong gần một năm qua đã làm không ít người dân trong vùng hồ Thác Bà (Yên Bái) lấy làm lạ. >> Làm giàu từ nghề nuôi cá nheoTriển vọng nghề nuôi cá tầm trên hồ Thác Bà

Lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh trong dịp tết.
(Ảnh: Quang Thiều)

YBĐT - Còn gần tháng nữa mới đến tết Nguyên đán 2012 thế nhưng ngay từ bây giờ, hàng hoá chuẩn bị phục vụ dịp cuối năm trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã trở nên sôi động hơn.

Mô hình chăn nuôi lợn hàng hóa đang phát triển mạnh ở huyện Trấn Yên. (Ảnh: Quang Thiều)

YBĐT - Năm 2011, ngành chăn nuôi đứng trước tình trạng thiên tai, dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao nhưng chăn nuôi theo hướng hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn ổn định.

Bộ NN&PTNT vừa có Công văn số 14/BNN-CB đề nghị Bộ Công thương xem xét, quyết định cho xuất khẩu 30.000 tấn đường từ nay đến Tết Nguyên đán theo đề nghị của Hiệp hội Mía đường Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục