Doanh nghiệp Yên Bái cần nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng góp tích cực cho nền kinh tế

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/8/2012 | 2:50:05 PM

YBĐT - Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng lớn mạnh. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp tỉnh Yên Bái đã lên đến con số hàng nghìn. Điều đó khẳng định sự phát triển và vai trò to lớn của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị sơ kết chống thất thu ngân sách nhà nước.
Đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị sơ kết chống thất thu ngân sách nhà nước.

Bên cạnh việc trực tiếp làm ra của cải cho xã hội, các doanh nghiệp đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và đóng góp nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước (NSNN).

Liên tục từ năm 2008 - 2011, nền kinh tế của cả nước cũng như của tỉnh  phải đối mặt với những khó khăn cả bên trong lẫn bên ngoài, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, lạm phát, giá cả thế giới tăng cao. Tuy nhiên, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã vượt qua thách thức, nỗ lực phấn đấu để trụ vững và phát triển. Các doanh nghiệp cũng đã phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, nêu cao ý thức tự lực tự cường, tổ chức sắp xếp lại sản xuất, từng bước đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất và đẩy mạnh lưu thông hàng hoá.

Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân đã tạo đà mạnh mẽ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ lên trên 60%, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp xuống dưới 40%, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước.

Trong tình hình hiện nay, sẽ có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ phá sản do không giải quyết được nguồn vốn cũng như chịu sự tác động của suy thoái kinh tế. Năm 2011, trước những khó khăn chung của nền kinh tế và thực hiện 6 mục tiêu chỉ đạo của Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, trong đó có các chính sách tiền tệ và tài khoá thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi NSNN, các công trình, dự án mới sử dụng vốn NSNN bị hạn chế triển khai... đã tạo áp lực rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và khả năng tích luỹ vốn của doanh nghiệp.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, Chính phủ đã ban hành quyết định và Quốc hội cũng đã thông qua nghị quyết về gia hạn nộp thuế và bổ sung một số giải pháp về thuế.

Năm 2012, để tiếp tục giúp doanh nghiệp vượt khó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Đây là sự động viên của Nhà nước về cả vật chất và tinh thần, giúp các thành phần kinh tế ổn định sản xuất.

Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái cũng đã có nhiều giải pháp tháo gỡ tích cực cho doanh nghiệp; xử lý các tồn đọng về tài chính như: khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ các khoản phải nộp NSNN đối với các doanh nghiệp nợ thuế do nguyên nhân bất khả kháng nhằm khuyến khích sản xuất, góp phần tạo môi trường cho sản xuất, kinh doanh phát triển ổn định, hỗ trợ chi phí, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và nước ngoài.

Thực tế là hơn 90% doanh nghiệp trong tỉnh đều có quy mô vừa và nhỏ lại đang trong quá trình chuyển đổi, sắp xếp lại, công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh thấp. Hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động bằng vốn vay nên phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ.

Đa số doanh nghiệp chưa có chiến lược dài hạn; ít quan tâm nghiên cứu thị trường; chưa coi trọng phát triển, đổi mới quản trị doanh nghiệp, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; còn thiếu thông tin, thiếu sự gắn bó, thiếu liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp cũng như thiếu sự tín nhiệm... nên phát triển thiếu bền vững.

Để vượt qua thách thức trong điều kiện hội nhập sâu rộng như hiện nay, các doanh nghiệp phải biết tận dụng cơ hội để vươn lên, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực đồng thời cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là: Các doanh nghiệp phải đánh giá lại kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm chi phí để tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực điều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nỗ lực đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Hai là: Các doanh nghiệp cần tập trung vào ngành có thế mạnh của tỉnh như sản xuất chế biến chè, chế biến gỗ rừng trồng và dự án giao đất, giao rừng hàng chục nghìn héc-ta đang chuẩn bị triển khai nhằm mở rộng diện tích trồng mới và nâng cao chất lượng sản phẩm của những mặt hàng này. 

Ba là: Các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tăng cường cải cách hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần trợ giúp cộng đồng doanh nghiệp. Tỉnh cũng sẽ tăng cường công tác thông tin về tình hình kinh tế - xã hội để doanh nghiệp có cơ sở xác định phương án kinh doanh thích hợp; hoàn thiện dần cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận vốn vay với lãi suất đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Bốn là: Những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp, doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh hàng năm đã được tôn vinh. Ngoài mục đích động viên, khen thưởng và nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, doanh nhân cũng đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất, kinh doanh nghiêm túc, minh bạch, tôn trọng pháp luật. Đây không chỉ là giữ gìn kỷ cương phép nước mà còn là yếu tố cần thiết để doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững.

Tạ Văn Long - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái

Các tin khác
Trong tháng sáu, lượng vàng nhập khẩu từ Hồng Kông
vào Trung Quốc giảm.

Giá Vàng thế giới và vàng trong nước đầu tuần tăng nhẹ.

Ông Hoàng Văn Diểm (ngoài cùng bên trái) kiểm tra tình hình sản xuất của Công ty TNHH đá cẩm thạch R.K Việt Nam.

YBĐT - Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng các doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh Yên Bái đã nỗ lực vươn lên, ổn định sản xuất, kinh doanh và đóng góp nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Nuôi trâu, bò sinh sản của một hộ dân xã Minh Bảo (thành phố Yên Bái). (Ảnh: H.N)

YBĐT - Theo kết quả điều tra tại thời điểm 1/4/2012, lượng đàn gia súc sụt giảm nghiêm trọng so với cùng kỳ, trong đó đàn trâu giảm 8.372 con, đàn bò giảm 6.403 con, đàn lợn giảm trên 17 ngàn con.

Bộ NN&PTNT yêu cầu các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bến Tre, Bình Thuận, Hải Dương, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tiền Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án "Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục