Quy định bán thịt trong tám tiếng: Nhiệm vụ bất khả thi

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/8/2012 | 2:09:54 PM

Thông tư 33 của Bộ NN&PTNT vừa ban hành, quy định thịt và phụ phẩm sau khi giết mổ chỉ được bán trong vòng tám tiếng. Dù tới 3-9 văn bản này mới có hiệu lực, nhưng do không sát thực tế, nên Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu phải rà soát, chỉnh sửa.

Phải tăng cường bao nhiêu cán bộ thú y mới kiểm soát được thịt sạch trên thị trường?
Phải tăng cường bao nhiêu cán bộ thú y mới kiểm soát được thịt sạch trên thị trường?

Khó khả thi

Theo quy định của Thông tư 33, thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng tám giờ kể từ khi giết mổ; còn bảo quản ở 0-5oC chỉ được bày bán trong vòng 72 giờ.

Đối với phụ phẩm là dạ dày, ruột non và ruột già bảo quản ở nhiệt độ 0-5oC, chỉ được bày bán trong vòng 24 giờ.

Thịt và phụ phẩm được bày bán phải có dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem kiểm tra vệ sinh thú y, có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y theo quy định.

Dù tới ngày 3-9 mới có hiệu lực, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, thông tư 33 khó thực hiện, vì không sát với thực tế. Tại nơi có điều kiện như Hà Nội, ông Cấn Xuân Bình, Quyền Chi cục trưởng Thú y Hà Nội cũng cho rằng, chỉ các siêu thị, nhà hàng, khách sạn mới đủ điều kiện để kinh doanh trong thời gian 8 tiếng, còn lại phải có lộ trình.

“Hà Nội có trên 1.200 chợ truyền thống, buôn bán nhỏ lẻ, không có điều kiện để bảo quản, nếu quy định 8 giờ rất khó khăn. Thành phố cũng có tới 19 huyện sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ kinh doanh mang tính buôn bán tận dụng nhỏ lẻ càng khó thực hiện”- ông Bình nói.

Theo ông Bình, hiện giết mổ nhỏ lẻ ở Hà Nội chiếm trên 70%, vì vậy việc xác định thời điểm giết mổ rất khó khả thi. Trong khi lực lượng thú y mỏng, thẩm quyền xử lý hạn chế.

Ông Bình cho rằng, Thông tư 33 muốn thực hiện phải có lộ trình, đặc biệt là khâu tuyên truyền, để người tiêu dùng thấy được rõ lợi ích của vấn đề sử dụng sản phẩm đảm bảo ATTP.

Mặt khác, chính quyền phải vào cuộc quyết liệt, chỉ đạo ngành liên quan kiểm tra, kiên quyết xử lý vi phạm.

Cùng đó, địa phương phải nhanh chóng quy hoạch khu giết mổ tập trung, từng bước xóa bỏ giết mổ nhỏ lẻ, quy hoạch các chợ buôn bán sản phẩm động vật, hỗ trợ trang thiết bị bảo quản thực phẩm tươi sống.

Cần có kho lạnh ở chợ

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, trong điều kiện nhiệt đới của nước ta, giết mổ mà không có bảo quản lạnh, thì không để được lâu.

Do vậy, việc quy định bán thịt trong 8 tiếng là cần thiết, để người dân được ăn miếng thịt đảm bảo chất lượng.

Tuy nhiên, theo ông Vang, việc tổ chức thực hiện là khó, vì thói quen đã lâu rồi, quy trình hiện nay như ngoài chợ thì không thực hiện được. Muốn làm phải quyết tâm, Bộ NN&PTNT cần đưa ra ngay tiêu chuẩn, để hướng dẫn người dân có thể thực hiện được như thông tư, nhất là ở các chợ.

Ông Vang đề xuất, cần đặt mỗi chợ một container mát, nhiệt độ 2-5oC, để người bán thịt, nếu không bán hết, có thể gửi trong kho. Ở Đài Loan, họ cũng trang bị như vậy.

Hoặc, Bộ NN&PTNT phải ra quy trình mới, bắt buộc thịt giết mổ xong để trong kho lạnh, sau đó xuất ra ngoài hai đợt mỗi ngày để đảm bảo ATTP. Có thể sẽ giao hàng 8-10 giờ, rồi từ 10- 14 giờ mỗi ngày.

Theo ông Vang, hiện giết mổ nhỏ lẻ vẫn là một bất cập lớn. Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc trang bị kho lạnh, thực hiện Thông tư 33 chỉ ở các chợ tại thành phố cấp 2 trở lên, khu công nghiệp.

Còn chợ ở vùng khác, phải có lộ trình, riêng chợ nông thôn khuyến cáo giết đến đâu, bán tới đấy.

Thông tư 33 chưa có hiệu lực, đã gặp “sóng gió” chỉ trích từ công luận vì chưa sát với thực tế. Chiều qua 14-8, tại cuộc họp về quản lý ATTP và vật tư nông nghiệp của Bộ, ông Phạm Văn Đông, Phó Cục trưởng Thú y cho biết: “Cục đã thành lập tổ để phối hợp với các đơn vị thú y có liên quan, rà soát các nội dung chưa phù hợp, trình bộ để đưa ra phương án xử lý”.

Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát nói: Chúng ta cần nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp, công luận vì những gì chúng ta quy định chưa sát với thực tiễn, cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, điều chỉnh.

Chúng ta phải đưa ra được quy định sát với thực tế, khả thi, giảm thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp, và phải có bước đi phù hợp, chứ nóng vội quá cũng không được.

Thông tư 33, hiện chưa có hiệu lực thi hành, đề nghị Cục Thú y rà soát lại, có đề xuất để điều chỉnh.

Chấn chỉnh đội ngũ thú y làm công vụ

Ngày 14-8, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu, trong tháng 8, Thanh tra bộ và Cục Thú y phải kiểm điểm, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ thú y khi làm công vụ.

Ông Phát nói: “Chúng ta có nhiều cán bộ, nhưng thực thi không tốt. Có cán bộ thú y đứng ở lò mổ, thịt kém chất lượng vẫn ra được; trâu bò, gia cầm lậu không kiểm dịch vẫn đi qua được. Chúng ta phải nghiêm khắc trong việc này. Làm sao, để lực lượng thú y được bố trí ở các trạm, chợ, cơ sở giết mổ, đầu mối kinh doanh làm đúng chức trách của mình”.

(Theo TPO)

Các tin khác
Người dân Tân Phượng làm cỏ ngô.

YBĐT - So với nhiều xã vùng cao trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Tân Phượng (Lục Yên) không phải là không có điều kiện phát triển kinh tế, tuy nhiên do trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn thấp, không biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi nên đời sống còn nhiều khó khăn, hàng năm năm vẫn có tới 171 hộ phải cứu đói giáp hạt.

Xe lửa từ Bắc vào Nam đi qua địa phận huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo các đoạn đường sắt cao tốc ưu tiên do Bộ Giao thông vận tải tổ chức ngày 14-8, đoàn công tác của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã đề xuất nâng cấp tuyến đường sắt hiện có để rút ngắn thời gian chạy tàu từ Hà Nội đến TP.HCM còn 24 giờ 24 phút.

Nho Trung Quốc được nhập về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP.HCM)

Tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và vật tư nông nghiệp chiều 14-8, ông Nguyễn Xuân Hồng - cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - cho biết từ nay đến cuối năm cơ quan này sẽ tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông sản tại các chợ.

Cải tạo lưới điện tại huyện Cần Giờ TPHCM.

Trong ngày làm việc thứ 2, phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), UBTVQH đã cho ý kiến về 3 dự án luật: Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai; Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục