Trung Quốc hạn chế hàng Việt Nam qua biên giới
- Cập nhật: Thứ năm, 16/8/2012 | 8:36:46 AM
Hơn một tháng nay, do phía Trung Quốc siết chặt quản lý các cửa khẩu dọc biên giới Việt Nam- Trung Quốc nên việc giao thương hàng hóa gần như bị ngưng trệ.
Theo báo cáo của UBNDTP Móng Cái, đến 9-8-2012 trên địa bàn thành phố còn tồn 3.860 conteiner, trong đó có 1.314 conteiner lạnh đang lưu giữ tại các kho bãi, cắm điện bảo quản chờ xuất.
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp vận tải hàng lên cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), phía Trung Quốc đã tăng cường thêm lực lượng kiểm soát dọc tuyến biên giới. Cứ 100m, có một lán kiểm tra.
Một cán bộ của Chi cục Hải Quan Móng Cái xác nhận: Hàng hóa qua đường chính ngạch vẫn lưu thông bình thường, nhưng hàng tạm nhập tái xuất bị giảm mạnh.
“Chính sách biên mậu của phía Trung Quốc từ trước đến nay vẫn thay đổi thất thường như vậy. Có lúc hàng qua biên được, có lúc lại không”- cán bộ này nói.
lNgày 15-8, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản- Nafiqad (Bộ NN&PTNT) cho biết, qua báo cáo của Quảng Ninh và Lạng Sơn gần đây, thương nhân Trung Quốc giảm nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam.
(Theo TPO)
Các tin khác
YBĐT - Thực hiện chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, Hội Nông dân thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã tích cực phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế… góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Cơ quan soạn thảo Luật Quản lý thuế đề xuất sửa đổi mức phạt chậm nộp thuế quá 3 tháng lên mức 0,07% một ngày, tương đương 25,5% một năm. Mức phạt cho thời gian dưới 90 ngày vẫn là 0,05% như hiện hành.
Đến ngày 14-8, đã có nhiều tỉnh, thành phố công bố dịch cúm gia cầm, với số gia cầm chết và tiêu hủy lên đến hàng vạn con. Tại tỉnh Hà Tĩnh, dịch đã lan ra 11 xã thuộc 2 huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên, với số gia cầm phải tiêu hủy khoảng 8.000 con.
Thông tư 33 của Bộ NN&PTNT vừa ban hành, quy định thịt và phụ phẩm sau khi giết mổ chỉ được bán trong vòng tám tiếng. Dù tới 3-9 văn bản này mới có hiệu lực, nhưng do không sát thực tế, nên Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu phải rà soát, chỉnh sửa.