Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ Nguyễn Xuân Cường kiểm tra việc thực hiện đổi mới sắp xếp lâm trường quốc doanh tại Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/5/2013 | 7:31:00 PM

YBĐT - Sáng 23/5, đồng chí Nguyễn Xuân Cường – Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đoàn công tác đã làm việc với tỉnh Yên Bái để kiểm tra tình thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị về đổi mới sắp xếp lâm trường quốc doanh.

Tham gia đoàn công tác về phía tỉnh Yên Bái có các đồng chí: Hoàng Xuân Nguyên – Phó chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các ngành: Nông ngiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường (ảnh trên).

Tại Lâm trường Thác Bà, đoàn công tác đã nghe lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Lâm trường Thác Bà và Lâm trường Yên Bình báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi và những kiến nghị về cơ chế, chính sách để các công ty lâm nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.

Thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị, hai lâm trường quốc doanh nói trên đã chuyển sang công ty lâm nghiệp, diện tích đất được giao quản lý và sử dụng đã giảm 90%, (từ hơn 1 vạn ha, xuống còn trên 1000 ha mỗi doanh nghiệp). Sau chuyển đổi, các công ty đã đổi mới công tác quản lý, tinh giảm bộ máy lao động gián tiếp, triển khai phương thức giao khoán đất rừng cho cán bộ, công nhân và người dân trong vùng để cùng đầu tư, cùng trồng rừng tập trung... bước đầu công nợ đã được giải quyết, việc làm, thu nhập cùng các chính sách cho người lao động được duy trì.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các công ty lâm nghiệp đang gặp nhiều khó khăn như vướng mắc về đất đai (trong số hơn 1000 ha đất của Công ty Lâm nghiệp Thác Bà vẫn còn 300 ha đất còn vướng mắc do diện tích này trước đây thuộc loại rừng phòng hộ. Đặc biệt, Công ty Lâm nghiệp Yên Bình có tới 800 ha trên tổng số hơn 1300 ha đang bị dân lấn chiếm); do lịch sử để lại nên sau khi thành lập các công ty lâm nghiệp phải nhận lại những món nợ lớn, quá hạn, chất lượng rừng rất thấp...

Sau khi đi kiểm tra thực tế  tại 2 công ty trên, chiều cùng ngày, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Xuân Cường đã có buổi  làm việc  với  Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Nghị quyết số 28 của Bộ Chính trị khóa 9 về thực hiện sắp xếp đổi mới nông lâm  trường quốc doanh.

Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí  Phạm  Duy Cường- Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Xuân Nguyên -  Phó  chủ tịch UBND  tỉnh  cùng lãnh đạo một số  sở, ban ngành liên quan.

Thực  hiện Nghị quyết số 28  của Bộ Chính trị, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các  ngành đơn vị chức năng, các lâm trường quốc doanh xây dựng đề án sắp xếp  đổi mới trực thuộc UBND tỉnh trình Chính phủ phê duyệt. Theo đó tỉnh tổ chức chuyển đổi 7 lâm trường thành công ty lâm nghiệp, 2 lâm trường thành thành Ban quản lý rừng  phòng hộ, tiến hành  điều chỉnh  lại diện tích ranh giới  các loại đất giao cho các  ban quản lý rừng,  công ty lâm nghiệp phù hợp với quy hoạch  phát triển lâm  nghiệp của địa phương và  các  quy định của pháp  luật  về đất  đai, về  bảo vệ  phát  triển rừng.  Đồng thời tiến  hành chuyển đổi các công ty chè thành công ty cổ phần,  Nhà nước không nắm  giữ  vốn;  giao  đất  trồng chè và cây chè cho người lao động, thu hồi đất  của các lâm trường hoạt động không hiệu quả  để  triển  khai dự án  trồng cao su.

Qua  việc  sắp  xếp mô hình tổ chức theo Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị, tình hình tài chính và  hoạt động sản xuất kinh doanh  của  các công ty lâm nghiệp, lâm trường quốc doanh  và  ban quản lý rừng phòng hộ  trên  địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, một số lâm trường kinh doanh có lãi, đảm bảo việc  làm cho người lao động, thực hiện được  nhiệm  vụ trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng theo kế  hoạch được  giao.

Thực tế hiện nay, hoạt động  của các lâm trường và công ty lâm nghiệp vẫn còn khó khăn  do năng  lực tài chính yếu kém, hiệu quả  hoạt động không cao, trong thời gian tới, tỉnh sẽ giúp đỡ các  doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn, giải quyết vướng  mắc  đất  đai, hỗ trợ  mở rộng liên doanh liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất  kinh doanh.

Tuy  nhiên  nếu  các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động không hiệu quả  thì sẽ  đề  nghị Trung ương  cho phép nghiên  cứu thực hiện sắp xếp đổi mới 4 công ty TNHH một thành viên 100%  vốn  Nhà nước  theo hướng  chuyển đổi sở hữu. Với 3 lâm trường  chưa  hoàn thành  việc  chuyển đổi  sang công ty TNHH 1 thành  viên  đề nghị Trung ương tháo  gỡ về  cơ chế chính sách  để giải quyết  vướng  mắc và  bổ sung vốn  cho  ban  quản  lý rừng phòng hộ để làm tốt chương trình bảo vệ và phát triển rừng  bền vững  tại địa phương.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Xuân  Cường cho biết sẽ tiếp thu đầy đủ những ý kiến kiến nghị của Yên Bái để trình Trung ương có quyết định trong thời gian tới, đồng thời nhấn mạnh, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn là chủ đạo của nền kinh tế Yên Bái. Cấp uỷ, chính quyền cần lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, có những giải pháp cụ thể, thiết thực tháo gỡ những khó khăn.

Đối với cây chè, cần tạo điều kiện để tỉnh có ít nhất một đến hai nhà máy quy mô lớn, công nghệ cao để xây dựng thương hiệu và vực dậy ngành chè. Còn  tồn tại rất nhiều vướng mắc trong việc quản lý tài nguyên đất cần có những biện pháp giải quyết dứt điểm. Đối với các Ban quản lý rừng phòng hộ cần bổ sung thêm lực lượng kiểm lâm để nâng cao hiệu quả cũng như kết quả trong việc giữ rừng; tỉnh cũng nên xem xét để bổ sung ngân sách từ nhiều nguồn như: ngân sách, phí tài nguyên rừng, vốn ODA... cho các ban quản lý rừng phòng hộ.

Lê Phiên

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục