Bảo vệ hình ảnh trong sáng của người làm báo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/6/2017 | 8:42:39 AM

YênBái - YBĐT - Đề phòng bị kẻ giả danh nhà báo lừa, mỗi khi cơ quan đơn vị thấy người xưng danh nhà báo đến liên hệ công tác thì người có trách nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ phải đề nghị nhà báo đó trình thẻ nhà báo (Điều 25, Luật Báo chí 2016 quy định: “Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo”). 

Thẻ nhà báo do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Thẻ nhà báo do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

Trong thế giới bùng nổ thông tin, với sự trợ giúp đắc lực của Internet và mạng xã hội, báo chí phát triển không ngừng, vai trò của các cơ quan báo chí và cá nhân những nhà báo ngày càng quan trọng, trở thành thứ “quyền lực” không thể đo đếm được.

Những người làm báo chân chính có quyền tự hào bởi những bài viết của mình đã và đang chung sức bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, nhân lên những điển hình tiên tiến và bài trừ, đấu tranh phê phán những biểu hiện tiêu cực để xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, cũng có không ít người làm báo đang lợi dụng quyền hạn của mình để trục lợi; đặc biệt, có cả những người giả danh nhà báo để đe dọa tổ chức, cá nhân nhằm mục đích kiếm tiền.

Mới đây, trên mạng xã hội đăng tải clip một phụ nữ xưng danh nhà báo rồi lăng mạ cảnh sát giao thông khi cô ta đến xin cho một trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Sau khi bị công luận phản ứng mạnh mẽ và cơ quan điều tra vào cuộc, mọi chuyện đã được làm sáng tỏ, người phụ nữ này không phải là nhà báo, tấm thẻ cô đưa ra chỉ là tấm thẻ ra vào tòa nhà và trong tòa nhà ấy có một cơ quan báo chí của một hội đoàn cùng thuê văn phòng với đơn vị mà cô ta làm cộng tác viên.

Cập nhật những thông tin kẻ giả danh nhà báo bị phát giác, những người làm báo chân chính phần nào thấy uy tín, danh dự nghề báo được bảo vệ; tiếc rằng nhiều bạn đọc (nhất là những tổ chức, doanh nghiệp) chưa thấy đó làm bài học cảnh giác. Tôn trọng công việc của người làm báo là rất đáng mừng, hơn nữa, việc hợp tác với nhà báo và cơ quan báo chí để cung cấp thông tin đã được luật pháp quy định cụ thể. Đối với những trường hợp giả danh nhà báo thì nhất thiết phải đấu tranh, những trường hợp nghi ngờ, phải hết sức cảnh giác.

Đề phòng bị kẻ giả danh nhà báo lừa, mỗi khi cơ quan đơn vị thấy người xưng danh nhà báo đến liên hệ công tác thì người có trách nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ phải đề nghị nhà báo đó trình thẻ nhà báo (Điều 25, Luật Báo chí 2016 quy định: “Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo”).

Xin được lưu ý là thẻ nhà báo do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Thực tế, hiện nay, nhiều cơ quan báo chí đã  phát hành thẻ phóng viên, thẻ biên tập viên, thẻ cộng tác viên... có màu sắc, hình dáng và chất liệu rất giống với thẻ nhà báo. Người có thẻ phóng viên cũng có thể được phép hoạt động báo chí nhưng cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân có quyền yêu cầu họ phải trình thêm giấy giới thiệu, nếu người đó không có cả giấy giới thiệu hoặc có những biểu hiện nghi ngờ khác thì hoàn toàn có quyền từ chối làm việc và không cung cấp thông tin.

Theo ghi nhận của chúng tôi, thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh Yên Bái và rất nhiều tỉnh, thành khác, xuất hiện khá đông những “nhà báo” tìm đến cơ quan, đơn vị, trường học, trình ra một tấm thẻ hoặc một tờ giấy giới thiệu rồi liên hệ quảng cáo hoặc đề nghị ký kết hợp đồng phối hợp tuyên truyền với những khoản kinh phí từ vài triệu đến vài chục triệu đồng...

Một lãnh đạo xã Việt Cường, huyện Trấn Yên cho biết: “Các anh ấy đến, giới thiệu là nhà báo ở cơ quan Thanh tra Chính phủ, họ đề nghị chúng tôi ký hợp đồng tuyên truyền. Anh em chúng tôi hiểu, tuyên truyền cho địa phương là tốt nhưng xã còn nghèo, mấy chục triệu đồng thì chúng tôi lấy đâu ra kinh phí. Chẳng biết từ chối họ thế nào vì cái uy báo chí và cơ quan Thanh tra Chính phủ rất lớn. Mãi sau mới biết, họ chỉ là đơn vị hợp tác, chuyên chạy quảng cáo cho Báo Thanh tra”.

Nhiều trường học ở huyện Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên và thành phố Yên Bái đã quen câu chuyện của một anh “nhà báo” Th. Quẩn quanh cả tháng trời ở Yên Bái, anh ta tìm đến các trường học với chiêu bài: nhà báo Giáo dục đến tìm hiểu sự thật phản ánh của người dân về tình trạng lạm thu. Nếu hiệu trưởng nào “non gan” hoặc có khuyết điểm thì cho Th. cái phong bì vài trăm hoặc vài triệu đồng thì Th. vui vẻ ra về.

Kế toán một nhà trường ở thành phố Yên Bái (đề nghị không nêu tên) kể lại: “Trường chúng tôi làm việc rất đúng quy định nên chẳng ngại gì, anh Th. hỏi loanh quanh rồi đề nghị cho xin mấy cái báo cáo tổng kết, anh ta hứa sẽ viết bài tuyên truyên tốt về nhà trường. Khoảng hơn một tháng sau, anh Th. quay lại mang theo một tờ báo của một tổ chức hội. Tổ chức này không có ở Yên Bái và tờ báo này chúng tôi cũng chẳng nhìn thấy bao giờ. Hỏi mấy anh ở bưu điện, các anh cũng bảo, báo này không phát hành ở Yên Bái... Thế mà, anh Th. đưa luôn hợp đồng và hóa đơn 6 triệu đồng, rồi đề nghị thanh toán. 6 triệu đồng là khoản tiền lớn, chúng tôi cương quyết từ chối, thấy thế anh Th. đề nghị trường hỗ trợ 2 triệu đồng, gọi là tiền xăng xe và tiền hủy hóa đơn”.

Bác sỹ Trần Hiếu - chủ cơ sở y tế tư nhân răng, hàm, mặt GDS ở phường Minh Tân, thành phố Yên Bái bức xúc: “Họ gọi vào máy của tôi, giới thiệu là nhà báo rồi mời tham gia cuộc bình chọn và hứa chắc chắn được trao giải thưởng lớn. Họ còn cam kết rằng, báo họ sẽ tuyên truyền, quảng bá mạnh về cơ sở của tôi. Thấy mình còn nhiều khó khăn, còn phải cố gắng nhiều, nên tôi khéo từ chối. Tiếp đó, họ gọi tôi thêm nhiều lần không được rồi quay ra gọi cho lãnh đạo UBND thành phố Yên Bái và Phòng Y tế thành phố, nói rằng cơ sở của tôi có nhiều sai phạm... Tôi định làm rõ trắng đen nhưng lại thôi vì “hậu quả cũng chưa có gì”.

Từ một số lộn xộn trong đời sống báo chí hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang tăng cường quản lý, chấn chỉnh hiện tượng một số cơ quan báo chí xa rời tôn chỉ mục đích, quá sa đà vào những vụ việc liên quan đến mặt trái xã hội nhằm câu kéo “bạn đọc”.

Song song với việc nâng cao trình độ chuyên môn, các nhà báo phải tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, cùng với đó là đấu tranh, phản bác những hiện tượng lợi dụng danh nghĩa nhà báo, giả danh nhà báo để trục lợi, tạo vết nhơ đối với hình ảnh trong sáng, cao đẹp mà Đảng, Nhà nước và bạn đọc đã dành cho mình. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học cần hợp tác chặt chẽ với báo chí theo khuôn khổ của pháp luật nhưng cũng cần cảnh giác với hiện tượng lợi dụng quyền hạn hoặc giả danh nhà báo để... trục lợi.

Lê Xuân Trường

Các tin khác
19 bể chứa rác thải được tuổi trẻ thành phố Yên Bái xây dựng trên địa bàn xã Văn Phú.

YBĐT - Màu áo xanh với những hoạt động tình nguyện cống hiến sức trẻ cho cộng đồng, xã hội đã trở nên quen thuộc trong mỗi dịp hè. Những ngày hè này, cùng với đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) các địa phương, tuổi trẻ thành phố Yên Bái đã và đang xung kích tình nguyện với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện (TNTN) hè 2017 (từ 1/6 đến 31/8/2017).

YBĐT - Kể từ 1/6/2017, người sử dụng lao động (SDLĐ) sẽ được giảm 0,5% mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Nghị định vừa được Chính phủ ban hành.

YBĐT - Lục Yên vài năm trước cũng đã từng là địa bàn liên tục có trẻ đuối nước trong hè. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ đuối nước là do môi trường sống không an toàn, nhà ở gần với ao hồ, suối, mương nước; ý thức của người lớn đối với việc quản lý trẻ còn hạn chế.

Ban CHQS huyện đã khen thưởng cho 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động.

YBĐT - Sáng 29/6, Ban CHQS huyện Văn Yên tổ chức Hội nghị tổng kết 25 năm thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (1992 - 2017).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục