Mù Cang Chải tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/9/2017 | 1:51:05 PM

YBĐT - Mù Cang Chải là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó 91% là dân tộc Mông nên tỷ lệ học sinh DTTS rất cao. Một trong những khó khăn trực tiếp, rào cản lớn nhất của sự hình thành kỹ năng sử dụng tiếng Việt của các em học sinh DTTS là môi trường tiếng Việt hạn hẹp.

Giờ học của học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải).
Giờ học của học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải).

Năm học 2016-2017, Mù Cang Chải có 12 trường bậc học mầm non với 159 lớp, 4.800 trẻ, trong đó có 94,9% trẻ DTTS; 15 trường bậc tiểu học (trong đó 8 trường tiểu học và THCS) với 245 lớp, 8.231 học sinh thì 97,5% học sinh là người DTTS.

Vì vậy, huyện rất quan tâm, chú trọng thực hiện Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2020" theo Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án này của UBND tỉnh. 

Đến năm 2020, có ít nhất 13,5% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, 86,7% trẻ độ tuổi mẫu giáo người DTTS và 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi là mục tiêu đặt ra của huyện Mù Cang Chải trong thực hiện Đề án. Việc triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn huyện cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức.
 
Một trong những khó khăn trực tiếp, rào cản lớn nhất của sự hình thành kỹ năng sử dụng tiếng Việt của các em học sinh DTTS là môi trường tiếng Việt hạn hẹp. Bởi một số xã vùng cao có 100% trẻ là người DTTS số nên ngoài thời gian ở trường, việc giao tiếp trong gia đình và cộng đồng chủ yếu bằng tiếng dân tộc mình. Nhiều DTTS không có chữ viết nên giáo viên học tiếng dân tộc thiểu số chủ yếu qua truyền khẩu, rất dễ quên. Số giáo viên biết tiếng mẹ đẻ của trẻ còn ít nên rất khó khăn trong việc hỗ trợ dạy tiếng Việt cho trẻ.
 
Cùng đó, những hạn chế trong việc giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của giáo viên do bất tiện bởi đặc thù vùng cao, thiếu thốn về cơ sở vật chất, thiếu về đội ngũ cán bộ, giáo viên mầm non… cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức nội dung giáo dục, trong đó có việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS.

Trước khó khăn đó, để thực hiện hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tích cực tham mưu với Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo các đơn vị thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS; tích cực huy động trẻ mầm non ra lớp, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non; tập huấn bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho giáo viên tăng cường tiếng Việt; tăng cường cơ sở vật chất để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; tăng cường dạy tiếng Việt ở các cơ sở giáo dục; phối hợp với các già làng, trưởng bản, kết hợp với các bậc phụ huynh và cộng đồng để tăng cường tiếng Việt cho trẻ.

Trong năm 2017, huyện lựa chọn xây dựng và triển khai thí điểm mô hình tăng cường tiếng Việt tại 4 điểm trường mầm non, 4 trường tiểu học tại 4 khu trên địa bàn huyện. Để nâng cao năng lực cho giáo viên tăng cường tiếng Việt, ngoài việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, ngành giáo dục huyện còn hướng dẫn giáo viên xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp, xây dựng kế hoạch chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng DTTS trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Ngoài ra, yêu cầu giáo viên phải tự học, bồi dưỡng thường xuyên về tiếng địa phương, đưa yêu cầu trong đánh giá chuẩn nghề nghiệp là giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số phải biết tiếng địa phương.
 
Trong năm 2017, đã có 79 cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiếng Mông, 38 người tham gia lớp đại học sư phạm mầm non, 44 người tham gia lớp cao đẳng sư phạm mầm non hệ vừa học vừa làm; 310 cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, 474 cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học tham gia tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực tăng cường tiếng Việt thông qua các hoạt động, các môn học. Đến nay, số giáo viên có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số chiếm 5,4%, giáo viên biết sử dụng tiếng dân tộc thiểu số đạt 90%.

Việc tăng thời lượng dạy tiếng Việt ở các cơ sở giáo dục được thực hiện sao cho phù hợp với thực tế. Đối với cấp học mầm non, giáo viên căn cứ vào thực tế, số lượng trẻ còn hạn chế tiếng
 
Việt để xem xét tăng cường tiếng Việt trong ngày, linh hoạt sử dụng các tình huống dạy trẻ tiếng Việt. Trong năm học, tổ chức dạy học môn tiếng Việt lớp 1 theo phương án điều chỉnh kế hoạch dạy học từ 350 lên 500 tiết, thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt vào các môn học và hoạt động giáo dục ở tất cả các khối lớp học. Các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm để tạo sân chơi và môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh; xây dựng môi trường văn hóa đọc, phát triển thư viện nhà trường.
 
Đối với cấp tiểu học, tổ chức ngày hội tiếng Việt nhằm giao lưu tiếng Việt cho học sinh người DTTS và cho cha, mẹ trẻ. Việc phối hợp giữa nhà trường với già làng, trưởng bản, cha, mẹ học sinh và cộng đồng để tăng cường tiếng Việt cho trẻ cũng được tích cực thực hiện. Thông qua phụ huynh học sinh, các già làng, trưởng bản ghi chép và sắp xếp từ vựng thành một hệ thống, biên soạn tài liệu, đến nay đã thu thập và biên soạn được 1 cuốn sách "Chúng ta cùng học tiếng Mông" để hỗ trợ giáo viên trong dạy tiếng Việt.

Với nỗ lực thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS, theo đánh giá của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập và trong giao tiếp của các em học sinh đã có nhiều tiến bộ. Đối với cấp học mầm non, trẻ có thể nghe, hiểu và trả lời bằng tiếng Việt, trẻ hát trọn vẹn nhiều bài hát, kể câu chuyện ngắn, biết giới thiệu về bản thân, sở thích, nhớ tên các thành viên trong gia đình… Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, tự tin, được chuẩn bị tốt các nội dung giáo dục theo độ tuổi, tạo tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
 
Đối với cấp tiểu học, chất lượng giáo dục được nâng lên so với năm học trước. Số học sinh hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục đạt 98,6%, số còn lại được tổ chức bồi dưỡng trong hè. Tại "Giao lưu tiếng Việt cho học sinh DTTS” cấp tỉnh năm học 2016-2017, huyện Mù Cang Chải còn đạt giải Nhất toàn đoàn, 1 học sinh đạt giải Nhất cá nhân phần thi hùng biện. Những kết quả trong tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung của huyện vùng cao Mù Cang Chải.

Hạnh Quyên

Các tin khác
Tiểu phẩm “Tôi hiểu rồi” của thí sinh đến từ huyện Văn Chấn để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả.

YBĐT - Hội thi Tuyên truyền viên giỏi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ (ĐHĐBPN) toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết ĐHĐBPN tỉnh Yên Bái lần thứ XV do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái tổ chức đã thành công tốt đẹp. Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, sự thể hiện sinh động, hấp dẫn các thí sinh đã để lại nhiều ấn tượng cho hội viên phụ nữ trong toàn tỉnh.

YBĐT - Những năm qua, bên cạnh việc chủ động đảm bảo an ninh trật tự, Công an tỉnh Yên Bái còn làm tốt công tác an sinh xã hội, cùng với chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, người có công với cách mạng.

Thành phố Yên Bái rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9.

YBĐT -Ông nội tôi bảo: "Mùng 2/9 là tết Độc lập nhưng cũng là ngày Bác Hồ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam từ trần. Vì thế, trước khi con cháu cùng sum họp đoàn viên, nhà nào cũng có một mâm cơm thành kính dâng lên để ghi nhớ công ơn của Bác”. 

YBĐT - Tết Độc lập này, ở những bản định cư vừa hình thành, chúng tôi cảm nhận được rõ ràng niềm vui của bà con dân bản, nụ cười đã trở lại cùng với niềm tin vào Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục