Chế độ tiền lương mới gắn với sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/5/2018 | 9:26:39 AM

Xây dựng chế độ tiền lương mới trong khu vực công, thực hiện từ năm 2021, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập.

Đây là mục tiêu của Đề án cải cách chính sách tiền lương, sẽ trình Hội nghị Trung ương Bảy tới đây.

Đề án đưa ra mục tiêu, xác định mức tiền lương thấp nhất của khu vực công (là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp) từ năm 2021 bảo đảm không thấp hơn mức lương thấp nhất của khu vực doanh nghiệp.

Đối với khu vực doanh nghiệp, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng để đến năm 2020 đảm bảo mức sống tối thiểu. Giảm dần và tiến tới bãi bỏ sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.

Theo đó, đối với khu vực công, những công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ dưới trung cấp) thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức.

Thiết kế cơ cấu tiền lương và tiền thưởng mới gồm: mức lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương), các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương) và tiền thưởng (bằng khoảng 10% tổng quỹ lương).

Hệ thống bảng lương mới sẽ được ban hành (quy định bằng số tiền tuyệt đối thay cho việc quy định hệ số lương nhân với mức lương cơ sở) theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo trên sở điều chỉnh tăng mức lương thấp nhất và mở rộng quan hệ tiền lương tiệm cận với khu vực thị trường.

Hệ thống bảng lương này gồm một bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã; một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo; ba bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: một bảng lương sỹ quan quân đội, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm/cấp hàm), một bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và một bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.

Cũng theo Đề án, sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% trong tổng quỹ lương.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt.

Mở rộng thí điểm cơ chế áp dụng đối với một số tỉnh, thành phố ở vùng động lực được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần. Thực hiện khoán quỹ lương cho các cơ quan, đơn vị.

Bãi bỏ hệ số tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức thuộc các cơ quan đang thực hiện cơ chế tài chính đặc thù khi thực hiện bảng lương mới.

Đối với khu vực doanh nghiệp, tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng; bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ.

Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự chủ quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp.

Tách bạch tiền lương của người đại diện vốn Nhà nước với tiền lương của Ban điều hành; thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm người đó đánh giá và trả lương.

Từng bước tiến tới thuê Hội đồng thành viên độc lập và trả lương cho Hội đồng thành viên, kiểm soát viên từ lợi nhuận sau thuế.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Trẻ tiêm ngừa vắcxin Quinvaxem tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.

Vắcxin phối hợp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (DPT-VGB-Hib) được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ tháng 6/2010.

Lãnh đạo Công đoàn Các khu công nghiệp, đại diện Công ty TNHH Hòa Bình trao xe máy cho công nhân được ưu đãi giá và mua xe trả góp. (Ảnh: Lê Thương)

YBĐT - Cùng với sự lớn mạnh của phong trào công nhân viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong cả nước, CNVCLĐ tỉnh Yên Bái cũng không ngừng phát triển. Đội ngũ CNVCLĐ có mặt trong mọi lĩnh vực xã hội, ở tất cả các thành phần kinh tế, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, giữ vai trò quan trọng trong các ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.

Hôm nay (1/5), kỷ niệm 132 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2018). Đây là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tại Việt Nam, từ tháng 5 năm 2013, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phát động Tháng Công nhân trên toàn quốc, với mục tiêu từng bước chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động....

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, Đảng ủy Khối doanh nghiệp và ban thường vụ các huyện, thị, thành ủy ký kết kế hoạch phối hợp công tác. 
Ảnh: Thu Hiền

YBĐT - Trong thời gian qua, các cấp công đoàn ở Yên Bái cùng với các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ngày càng vững mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục