Chính phủ thống nhất về bằng cấp của giáo viên các cấp học

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/2/2019 | 8:53:29 AM

Chính phủ thống nhất có bằng tốt nghiệp cao đẳng (CĐ) sư phạm đối với giáo viên mầm non; có bằng tốt nghiệp đại học (ĐH) sư phạm đối với giáo viên Tiểu học, THCS, THPT.

Chính phủ thống nhất có bằng tốt nghiệp CĐ sư phạm đối với giáo viên mầm non; có bằng tốt nghiệp ĐH sư phạm đối với giáo viên Tiểu học, THCS, THPT (ảnh minh họa)
Chính phủ thống nhất có bằng tốt nghiệp CĐ sư phạm đối với giáo viên mầm non; có bằng tốt nghiệp ĐH sư phạm đối với giáo viên Tiểu học, THCS, THPT (ảnh minh họa)

Chính phủ vừa có báo cáo gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).

Một trong những điều đáng chú ý mà dự thảo đưa ra là về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên. Theo Điều 72 dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi quy định: "Giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên mầm non; có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên tiểu học”.

Theo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi),  đa số ý kiến nhất trí với quy định tại Điều 72 của dự thảo Luật về nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non lên cao đẳng sư phạm. Đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2026 với những môn học chưa đủ giáo viên được đào tạo trình độ đại học sư phạm thì phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tương ứng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Đồng thời, ủng hộ việc quy định tại Điều 119 dự thảo Luật đặt ra lộ trình hoàn thành nâng chuẩn đến năm 2026 và có giải pháp hữu hiệu để đảm bảo tính khả thi của việc nâng chuẩn giáo viên và đảm bảo sự ổn định, an tâm công tác của các giáo viên hiện nay chưa đạt chuẩn.

Song song với việc nâng chuẩn thì đề nghị cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo gắn liền với phát triển năng lực nghề gắn với thực tiễn từng cấp học, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao chính sách đãi ngộ cho giáo viên

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến băn khoăn rằng, các cơ sở giáo dục mầm non rất đa dạng, không phải mọi đối tượng, mọi cơ sở giáo dục mầm non đều cần người lao động có trình độ cao đẳng, đối tượng tham gia là người mẹ, người có nhu cầu làm việc ở môi trường giáo dục mầm non với nhiều hình thức (làm thêm, tạm thời, gắn bó lâu dài).

Trước những ý kiến của nhân dân, Chính phủ nhất trí với nhóm ý kiến thứ nhất là sửa đổi, bổ sung quy định tại dự thảo Luật về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên mầm non; có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên Tiểu học, THCS, THPT.

Đối với những môn học chưa đủ giáo viên được đào tạo trình độ đại học sư phạm thì có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; có bằng thạc sĩ và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, hướng dẫn luận án tiến sĩ. Quy định này, nhằm thể chế hoá Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết 88/QH, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020.

(Theo VOV)

Các tin khác
Y sỹ Sùng A Củ  - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho người dân tại bản Dào Xa.

Dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhưng các cán bộ y tế cơ sở từ vùng thấp tới vùng cao trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn ngày đêm bám địa bàn trở thành "cánh tay” nối dài của ngành y tế trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Cô giáo Phùng Thị Thu Hà trong giờ dạy môn Toán bằng tiếng Anh cho học sinh.

Đã có hàng nghìn sáng kiến cấp cơ sở, trên 200 sáng kiến được công nhận cấp ngành, giới thiệu gần 100 sáng kiến để hội đồng khoa học của tỉnh xem xét, công nhận trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” của ngành giáo dục tỉnh Yên Bái.

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Đức Hoan tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Dương Thị Cúc, thôn Ngòi Bang, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình.

Dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, từ các nguồn thông qua ủy ban mặt trận Tổ quốc các cấp, đã có tổng số 1.859 suất quà, tổng trị giá 1 tỷ 250 triệu đồng tặng cho người nghèo, người có công, chức sắc tôn giáo, người uy tín tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trao quà cho đoàn viên công đoàn trong “Tết Sum vầy” 2019 được huyện Yên Bình tổ chức tại Công ty cổ phần Yên Thành.

Cùng với các hoạt động chăm lo của Liên đoàn lao động tỉnh, dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đã có 7/9 huyện, thị xã, thành phố tổ chức "Tết Sum vầy” tại cơ sở với 1.050 công nhân lao động tham gia. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục