Đầu tư gần 230 tỷ đồng bảo tồn trang phục các dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/2/2019 | 8:54:37 AM

Một trong những mục tiêu của đề án là 100% học sinh trường dân tộc nội trú, học sinh là người dân tộc thiểu số triển khai mặc trang phục truyền thống hai buổi/tuần và các dịp lễ, tết…

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.”
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.”

Tổng kinh phí thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” là 222,9 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương là 51,2 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 171,7 tỷ đồng.

Thông tin trên được nêu rõ tại Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.”

Theo đó, Đề án được thực hiện nhằm mục tiêu bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu "di sản văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu” góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

Cụ thể, Đề án sẽ được thực hiện trong thời gian từ năm 2019-2030 (chia thành hai giai đoạn) với những mục tiêu cụ thể: hoàn thành 100% việc kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, 100% học sinh trường dân tộc nội trú, học sinh là người dân tộc thiểu số các cấp học các tỉnh, thành phố triển khai mặc trang phục truyền thống hai buổi/tuần và các dịp lễ, tết, hội…

Ngoài ra, Đề án cũng hướng đến việc vinh danh các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân về nghề thủ công liên quan đến trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số. 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Lao động nông thôn trên địa bàn huyện Văn Chấn học nghề trồng nấm.

Điểm nổi bật trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Văn Chấn những năm gần đây là đào tạo nghề gắn với tạo việc làm mới cho lao động bằng hình thức liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. 

Cán bộ dân số xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên tuyên truyền phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con.

Hiện nay, 100% huyện, thị, thành phố và 91% xã, phường trên địa bàn tỉnh đang có người nhiễm HIV/AIDS, trong đó, những địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS cao là thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn. Người nhiễm HIV có ở mọi lứa tuổi và các thành phần xã hội như: nông dân, trí thức, lao động tự do, học sinh, sinh viên...

 

Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp giúp người lao động yên tâm làm việc.

Năm 2018, nhờ bám sát các chỉ tiêu kế hoạch Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam giao, tập trung chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, BHXH các huyện thị, thành phố xây dựng kế hoạch thu kịp thời, sát với tình hình thực tế tại các địa phương và tích cực mở rộng đối tượng tham gia nên kết quả thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) toàn tỉnh Yên Bái đạt hơn 1.487 tỷ đồng, b

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ đầu năm 2019 đến ngày 20/2/2019, dịch sởi đã bùng phát lan ra 43 tỉnh, thành trên cả nước. Tỉnh Yên Bái đã có 29 trường hợp mắc dịch rải rác ở 7/9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh, có 1 ổ dịch sởi với 6 trường hợp mắc tại xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu. Trước tình hình dịch sởi bùng phát hiện nay, phóng viên Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi v

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục