Giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ: Cần một sự đổi mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/10/2019 | 1:14:46 PM

YênBái - Bắt đầu một ngày của các bé Trường Mầm non Bông Sen, thành phố Yên Bái đến trường là khoanh tay, cúi đầu chào bố mẹ khi vào lớp, chào cô giáo khi cô đón. Giáo dục lễ giáo là nhiệm vụ quan trọng, được đặt trong tất cả các chủ điểm của nhà trường.

Một buổi truyền thông
Một buổi truyền thông "Sống xanh" của các em học sinh Trường THPT Lý Thường Kiệt.


Xã hội ngày càng phát triển, trong thời hội nhập, công nghệ thông tin bùng nổ mạnh mẽ, giao lưu văn hóa dễ dàng đã xuất hiện nhiều hiện tượng, hành vi lệch chuẩn trong một bộ phận học sinh, sinh viên.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược và ở chừng mực nào đó có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Từ giáo dục lễ giáo đến giáo dục lẽ sống

Bắt đầu một ngày của các bé Trường Mầm non Bông Sen, thành phố Yên Bái đến trường là khoanh tay, cúi đầu chào bố mẹ khi vào lớp, chào cô giáo khi cô đón. Giáo dục đạo đức ở bậc học mầm non bắt đầu từ đó, đây là một nền tảng để phát triển, định hình nhân cách, năng lực của mỗi con người sau này. 

Cô Nguyễn Tuấn Anh - giáo viên lớp 4 tuổi, Trường Mầm non Bông Sen cho rằng: "Ở lứa tuổi mầm non, giáo dục đạo đức chính là giáo dục lễ giáo. Cùng đó, là giáo dục tình yêu với cô giáo, trường lớp và các bạn trong lớp, từ những hành động nhỏ như đến lớp chào cô, chào bố mẹ, về nhà chào người lớn, ăn cơm biết cách mời hay chơi đồ chơi biết chia sẻ với các bạn... Chúng tôi đã lồng ghép nội dung đó vào trong các hoạt động giáo dục, trong các giờ chơi, giờ đón, mọi hoạt động ăn, ngủ. Chơi để rèn, để dạy các con. Giúp trẻ dần hình thành những thói quen tốt”. 



Giáo dục đạo đức được đưa vào tất cả các hoạt động của Trường Mầm non Bông sen.

Giáo dục lễ giáo là nhiệm vụ quan trọng, được đặt trong tất cả các chủ điểm của nhà trường, được lồng ghép trong các bài học. Ở Trường THPT Lý Thường Kiệt, thành phố Yên Bái, nhà trường đang xây dựng trường học không rác thải với phong trào "Sống xanh 1440” do các em học sinh tổ chức dưới sự trợ giúp, định hướng của thầy cô. 

Em Vũ Đức Mạnh - học sinh lớp 10A2 chia sẻ: "Nhà trường khuyến khích chúng em tự làm các dự án vì cộng đồng như dự án "Sống xanh 1440”, có nghĩa là một ngày có 24 giờ, mỗi giờ có 60 phút, như vậy một ngày có 1440 phút. Mục tiêu dự án là thức tỉnh các bạn học sinh hãy sống xanh trong từng phút. Mỗi ngày hãy dành vài phút sống xanh, rồi lũy kế lên và lan tỏa về gia đình, xóm, phố. Phong trào đầu tiên của dự án là xanh sạch học đường, xây dựng môi trường học tập không rác thải". 

"Chúng em vận động trên fanpage của dự án, các buổi truyền thông tại trường, lớp, lan tỏa bằng những hành động thiết thực giúp các bạn thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi, vì cuộc sống tốt đẹp” - Mạnh nói. 

Các thầy cô trong trường đều nhận thấy hiệu quả tích cực của dự án, khi học sinh tự làm thì nhận thức của các bạn đã được nâng lên. Hiệu quả ngay là cảnh quan môi trường trong nhà trường học và nhận thức của học sinh đã thay đổi. 

Trong sống xanh, các em tự đề ra khẩu hiệu "Khỏe thể chất, sáng tinh thần”. Khỏe thể chất là được sống trong môi trường cây xanh môi trường trong lành, phát triển các hoạt động thể thao; sáng tinh thần là mỗi ngày dành 5 phút để đọc sách, rồi dần nâng lên nhiều hơn để tinh thần có những suy nghĩ tích cực. 

Cùng đó là dành vài phút để cười với những người xung quanh để cảm thông, thấu hiểu hơn, giúp cuộc sống tươi đẹp hơn. Đây là một trong rất nhiều các hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống của Trường THPT Lý Thường Kiệt, tạo được những chuyển biến rõ nét trong nhận thức về đạo đức, lối sống của học sinh. 

Tuy nhiên, không phải trường học nào cũng có những giải pháp hiệu quả trong giáo dục đạo đức, lối sống; "dạy chữ” dường như được chú trọng nhiều hơn mục tiêu "dạy người” dẫn đến một bộ phận học sinh có hiện tượng "lệch chuẩn” trong ứng xử; có lối sống không lành mạnh, thực dụng, thích hưởng thụ, thờ ơ, vô cảm…

Nhà giáo Vũ Thị Kim Châm - nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở GD-ĐT:



Hơn 34 năm công tác trong ngành, theo tôi, để làm tốt giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong hà giáo Vũ Thị Kim Châm - nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở GD-ĐT: trường học cần phải làm tốt các nội dung "nêu gương”. Lãnh đạo nêu gương với cán bộ giáo viên, giáo viên nêu gương với học sinh. Nhà trường nêu những gương học sinh tốt để chính các em động viên, khích lệ nhau và làm gương cho các học sinh khác. Trong những năm gần đây, giáo dục kỷ luật tích cực được đưa vào nhà trường - chính là cách dùng ngôn ngữ tạo nên tình yêu thương. Tình yêu thương sẽ làm nên những nhân cách tốt. 

Đổi mới nội dung và phương pháp

Xác định giảng dạy là hoạt động quan trọng nhất để giáo dục đạo đức cho học sinh, những năm học gần đây, ngay từ khi xây dựng kế hoạch phân phối chương trình, Trường THPT Lý Thường Kiệt đã đưa vào lồng ghép trong các bài học của từng bộ môn, mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất đáp ứng đổi mới giáo dục. 

Đó không chỉ là truyền đạt kiến thức mà kiến thức là "cái cớ” để phát triển phẩm chất và năng lực của các em, đặc biệt là đạo đức. Trong công tác chủ nhiệm, giáo viên đã có nhiều đổi mới: giờ sinh hoạt trở thành các "sân chơi” để học sinh tự tổ chức các gameshow, qua đó, tự nhận ra những bài học đạo đức giản dị, thân thuộc. 

Các giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch theo từng tháng, ví dụ: tháng 8, 9 có chủ đề "Tạo động lực và mục tiêu cho học sinh” để các em nhận ra lý tưởng sống, mục tiêu để phấn đấu; tháng 10 là "Lòng biết ơn những người bà, người mẹ”; tháng 11 là "Ơn nghĩa thầy trò và mái trường”; tháng 12 là "Biết ơn những người chiến sỹ”... 

Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức đổi mới các giờ chào cờ, cứ 4 lớp một lần thay phiên nhau tổ chức một giờ chào cờ có ý nghĩa. Giờ chào cờ gần nhất các em tổ chức có chủ đề "Tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi học đường” đã giúp các em định hướng lối sống tốt hơn. 

Cô giáo Nguyễn Thị Thu - giáo viên chủ nhiệm lớp 10A2 chia sẻ: "Để các bạn học sinh định hình được lối sống tích cực, nhà trường tổ chức các câu lạc bộ Toán - Tin, Văn học, Âm nhạc. Dưới định hướng của các thầy cô, các em tự tổ chức nhiều hoạt động, giúp các bạn yêu đời, yêu cuộc sống hơn, cũng là cách để các bạn sống tích cực, lạc quan, hạnh phúc. Bởi vì, một nguời hạnh phúc sẽ không có thời gian, ý nghĩ để làm những việc xấu”. 

Từ thực tế đó, có thể thấy, vai trò của giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống học sinh quan trọng như thế nào. Vì vậy, trong 8 giải pháp mà Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đưa ra để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh có một giải pháp quan trọng là "Nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, trong đó gắn trách nhiệm của người đứng đầu, nâng cao vai trò nêu gương của ban giám hiệu và giáo viên, đặc biệt chú trọng đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp”. 

Tuy nhiên, cần thẳng thắn rằng, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn, khăng khít hơn trong mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội. Có như vậy, học sinh mới trở thành những người công dân có đức, có tài, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Cô giáo Vũ Thị Hương Giang - Hiệu trưởng Trường Mầm non Bông Sen: 



Giáo dục đạo đức cho trẻ trong trường mầm non là một nội dung rất quan trọng, không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà cần sự phối hợp của gia đình và xã hội. Tôi rất mong trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ luôn có sự quan tâm phối hợp của gia đình và xã hội. Bậc học mầm non - lứa tuổi hình thành nhân cách càng cần sự trợ giúp của người lớn trong giáo dục đạo đức cho các con.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu - giáo viên Trường THPT Lý Thường Kiệt:



Bản thân quá trình giáo dục, trong đó có giáo dục đạo đức, lối sống, hiệu quả nhất là tự giáo dục, tự thân, tự bên trong. Học sinh phải là người chủ động, tự đưa ra chủ đề, là người trình bày ý kiến của mình. Giáo viên chỉ là người định hướng, là người tổ chức dẫn dắt đi đến mục tiêu đã định để phát huy được hết phẩm chất năng lực của các em. 

Thanh Ba

Các tin khác
Các thành viên Câu lạc bộ dinh dưỡng xã Pá Hu, chia sẻ về cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em.

Chị Ly Thị Chư chia sẻ: "Trước đây, tôi chỉ cho con ăn cháo rau, thêm tí thịt nhưng tham gia Câu lạc bộ, tôi đã biết thêm dầu ăn, gia vị, biết cách nấu cháo cá, cháo củ quả để con có nhiều đạm và vitamin hơn”.

9 tháng đầu năm, Công an tỉnh Yên Bái, đã vận động thu hồi 216 khẩu súng tự chế, 25 nòng súng tự chế, 232 viên đạn các loại, 12 vũ khí thô sơ, 20 công cụ hỗ trợ.

Cán bộ Phòng Tư pháp thành phố Yên Bái trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng xây dựng, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật.

Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Tư Pháp, Thành ủy, UBND thành phố Yên Bái, thời gian qua, Phòng Tư pháp thành phố Yên Bái đã chủ động phối hợp với các phòng, đơn vị liên quan; UBND các xã, phường thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Trẻ em được uống bổ sung vitamin A tại các trạm y tế xã, phường tăng cường sức khỏe.

Để công tác phòng, chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện, Ban Chỉ đạo phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống SDD dưới nhiều hình thức như: thực hiện lồng ghép tuyên truyền thông qua các buổi nói chuyện, sinh hoạt, kết hợp với thực hành dinh dưỡng, thảo luận nhóm, tư vấn dinh dưỡng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục