Nông dân Yên Bái - Tay lấm, chân bùn “dệt” mùa xuân

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/2/2021 | 8:50:53 AM

YênBái - Nhiều người thường nghĩ, nhà nông quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời lo đủ cái ăn đã khó thì việc làm giàu lại càng khó hơn. Thế nhưng, nay có rất nhiều nông dân bằng chính tinh thần nỗ lực, sự sáng tạo, năng động vươn lên làm giàu từ nông nghiệp để xua đi những nếp nghĩ cũ mòn.

Mô hình trồng hoa của gia đình chị Ngô Vương Bích, tổ 12, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình trồng hoa của gia đình chị Ngô Vương Bích, tổ 12, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Giàng A Chừ ở bản Trống Gầu Bua, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải sinh ra trong một gia đình đông con, nên cái đói nghèo đeo bám bao năm, nhưng anh đã vượt lên thực tại để thay đổi cuộc sống. 

Nhận thấy, đất đai rộng lớn, năm 2000, tích cóp được ít vốn rồi vay mượn thêm, anh Chừ mua được 1 con trâu, 2 con bò. Có trâu, anh tập trung khai hoang ruộng đất và chịu khó tìm tòi, học hỏi kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, các mô hình chăn nuôi, trồng trọt để áp dụng vào sản xuất. 

Đến nay, anh Chừ đã có đàn trâu 15 con, bò 40 con, 4 ha ngô, lúa và thu hoạch 20 tấn/năm mang lại tổng thu nhập trên 200 triệu đồng. Có điều kiện kinh tế, anh nuôi 3 con ăn học chu đáo và giúp đỡ gạo, con giống cho từ 2 - 3 hộ nghèo. 

Sinh ra và lớn lên tại miền quê Văn Chấn, anh Hà Tiến Hùng ở tổ 12, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái đã sớm bén duyên với nghề nuôi ba ba. 

Năm 2004, khởi nghiệp tại thành phố Yên Bái, khi đó phong trào nuôi ba ba còn rất mới và chưa nhiều người dám làm. Tuy nhiên, với quyết tâm làm giàu, anh Hùng đã làm bằng được. Từ 50 triệu đồng vốn, anh đã mua 40 con ba ba gai bố mẹ và xây dựng hệ thống bể nuôi 300 m vuông… 

Từ thành công của mình, anh Hùng đã giúp đỡ các hộ nuôi ba ba ở thành phố Yên Bái phát triển kinh tế từ nghề này, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước cải thiện đời sống người nông dân thông qua Hợp tác xã Chăn nuôi ba ba gai Yên Bái.

Anh Lê Mai Hiền ở xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình là chủ trang trại trồng cây lâm nghiệp vào hàng lớn nhất của tỉnh. Xác định phát triển kinh tế rừng là mục tiêu của gia đình, năm 2000 anh mua hơn 50 ha keo, bạch đàn, bồ đề của các hộ trong xã. 

Sau vài năm được bán gỗ nguyên liệu và có vốn, anh Hiền tiếp tục mua thêm 50 ha rừng nữa, nâng diện tích đất rừng lên trên 100 ha. Có nguồn nguyên liệu, anh Hiền đầu tư nhà xưởng chế biến ván bóc với công suất 500 m khối gỗ/năm, tạo việc làm cho 15 lao động địa phương với mức lương từ 7 - 7,5 triệu đồng/người/tháng. 

Phát triển kinh tế rừng bền vững, đến nay, anh Hiền đã thành lập Doanh nghiệp Tư nhân Hải Cường với công suất tiêu thụ trên 3.000 m khối gỗ/năm. 

Ngoài trồng rừng, anh Hiền còn phát triển hệ thống ao nuôi cá dưới chân đồi, nuôi trên trăm con dê, 40 bò và hơn chục con trâu. Từ trang trại tổng hợp này, mỗi năm doanh thu đạt hơn 10 tỷ đồng và trừ chi phí còn cho lãi hơn 3 tỷ đồng, tạo việc làm cho 40 lao động, đóng góp vào ngân sách địa phương từ 300 - 350 triệu đồng/năm. 

Ghi nhận sự năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, anh Lê Mai Hiền vinh dự được bình chọn là 1 trong 63 nông dân tiêu biểu toàn quốc được vinh danh "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2020”.

Minh Huyền

Tags Nông dân Yên Bái

Các tin khác
GS. Nguyễn Tài Thu là cây đại thu trong lĩnh vực châm cứu tại Việt Nam

Giáo sư Nguyễn Tài Thu, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam, qua đời sáng 14/2, mùng 3 Tết, hưởng thọ 90 tuổi.

Vợ ông Trần Đức Kha, 71 tuổi ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái gọi  video call với anh con trai lớn đang công tác tại Hà Nội, vì dịch mà không thể về sum họp cùng gia đình tết Nguyên đán này.

Ngày Tết trong văn hóa người Việt là sự sum họp, là cảm giác quây quần của tình thân và chia sẻ những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình. Thế nhưng trước tết năm Tân Sửu chỉ vài ngày, làn sóng thứ 3 của dịch Covid-19 hoành hành tại một số tỉnh, thành trong cả nước khiến cho cuộc đoàn tụ của nhiều gia đình đã không thể thực hiện, nhiều người con đã không thể trở về nhà vào dịp Tết này.

Các mặt hàng thực phẩm, đồ dùng sau Tết Nguyên đán sức tiêu thụ kém không phải là điều đáng ngạc nhiên khi nền kinh tế còn khó khăn, đặc biệt, năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên người dân hạn chế tụ tập đông người, nhà nào ăn tết nhà nấy nên mặc dù giá thành ổn định, hàng hóa phong phú nhưng sức mua chưa cao.

Thời gian qua, thành phố Yên Bái luôn nỗ lực để mang một cuộc sống chất lượng hơn đến người dân. Điều đó được thể hiện rõ ở những không gian sống văn minh xanh, sạch, đẹp đang ngày càng xuất hiện nhiều nơi trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục