Xuân mới Pá Hu

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/2/2021 | 8:50:59 AM

YênBái - Trời se lạnh. Mưa lất phất bay. Chúng tôi lên đường đến xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu trong những ngày đầu năm mới. Từ tỉnh lộ 174 Nghĩa Lộ - Trạm Tấu, chỉ mất hơn 5 phút, chúng tôi đã đến trụ sở UBND xã nằm giữa trùng điệp núi non với những bản làng người Mông vây quanh.

Đồng bào Mông huyện Trạm Tấu giã bánh dày ăn tết Nguyên đán.
Đồng bào Mông huyện Trạm Tấu giã bánh dày ăn tết Nguyên đán.

Đón chúng tôi bằng cái bắt tay thật chặt và nụ cười tươi rạng, Bí thư Đảng ủy xã Giàng A Lồng phấn khởi cho biết, anh vừa đi họp ở huyện để báo cáo một số công việc trọng tâm của địa phương; trong đó, có cả những thành tựu nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. 

Trước đây, Pá Hu là xã nghèo, đặc biệt khó khăn, với trên 98% là đồng bào Mông sinh sống tại 4 thôn và đường sá đi lại rất khó khăn. Song, với quyết tâm thay đổi tư duy, nhận thức của đồng bào, cấp ủy, chính quyền xã đã xây dựng hương ước, quy ước làng bản; vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ cùng với thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn vay… giúp Pá Hu bứt phá đi lên. 

Theo đó, con đường sống trâu, lởm chởm đá dẫn vào thôn Tà Tàu ngày nào, nay đã được rộng mở, bê tông hóa đến tận cuối thôn. 

Chúng tôi gặp Thào A Nủ đang lỉnh kỉnh hàng hóa trên xe máy. Anh cho biết, mình vừa đi chợ huyện mua sắm ít vật dụng cho gia đình đón tết Nguyên đán. Hỏi chuyện làm ăn, A Nủ cho hay: "Được vay vốn, cán bộ huyện, xã hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi nên tôi đã mạnh dạn làm chuồng trại để phát triển chăn nuôi, tập trung thâm canh tăng vụ. Đến nay, tôi có 7 con trâu, bò, gần 3.000 m vuông ruộng để cấy lúa, còn 2 ha ngô đồi mỗi năm trồng 2 vụ làm thức ăn chăn nuôi để có thêm thu nhập”. 

Nhiều hộ khác như Sùng A Lâu, thôn Cang Dông với mô hình nuôi trên 50 con dê; Thào A Tông, Sùng Tráng Thào, thôn Km 16, Mùa Chờ Chử, thôn Háng Gàng, Thào A Súa, thôn Tà Tàu nuôi từ 5 - 10 con trâu, bò... cũng cho hiệu quả kinh tế cao. 

Từ việc xác định đúng hướng đi, cùng với thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 144 và 190 của Tỉnh ủy gắn với những nội dung giảm nghèo cụ thể, thiết thực, quyết sách hợp lý… đón xuân mới Tân Sửu, xã Pá Hu vui hơn khi tổng kết nhiệm vụ năm 2020, xã có 20/23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt Nghị quyết HĐND xã lần thứ XVII đề ra.

Trong đó, một số chỉ tiêu đạt khá như: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 2.186 tấn, bằng 100,2% so với Nghị quyết; lương thực bình quân đầu người đạt gần 974 kg/người/năm, bằng 100,2% so với Nghị quyết; tổng đàn gia súc chính 1.611, bằng 103,3% so với Nghị quyết; số lao động được tạo việc làm mới trong năm bằng 122,2% so với Nghị quyết; tỷ lệ hộ nghèo giảm so với năm trước bằng 114,6% so với Nghị quyết; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện quốc gia bằng 100% so với Nghị quyết; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 10 triệu đồng/người/năm. 

Trong năm 2020, xã đã triển khai thực hiện mô hình trồng dưa bở cho hiệu quả kinh tế cao tại thôn Cang Dông với quy mô diện tích 0,7 ha; chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân trồng được 5 ha các loại cây rau màu vụ đông, trồng 1 ha ngô sinh khối làm thức ăn cho trâu, bò trong vụ đông xuân.

Tạm biệt Pá Hu, xe máy bon bon trên con đường bê tông uốn lượn vắt ngang lưng núi, xuyên qua những bản làng xinh đẹp. Bà con người Mông đang rộn ràng chuẩn bị đón tết; tiếng trẻ thơ vang vang từ trường học... Pá Hu đã có sự chuyển mình rõ rệt theo nhịp xuân ấm no, hạnh phúc.

Thanh Tân

Các tin khác

Tết đến, xuân về là dịp để mỗi người, mỗi gia đình nghỉ ngơi, sum họp sau một năm làm việc cật lực. Tuy nhiên, lại có những người, tết sẽ càng làm công việc của họ bận rộn hơn, tết là không nghỉ. Đó là những người lao công, y, bác sỹ, cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an, quân đội sẵn sàng gác niềm vui, hạnh phúc riêng của mình để mang đến cái Tết bình an, ấm áp cho mọi người, mọi nhà.

Mô hình trồng hoa của gia đình chị Ngô Vương Bích, tổ 12, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều người thường nghĩ, nhà nông quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời lo đủ cái ăn đã khó thì việc làm giàu lại càng khó hơn. Thế nhưng, nay có rất nhiều nông dân bằng chính tinh thần nỗ lực, sự sáng tạo, năng động vươn lên làm giàu từ nông nghiệp để xua đi những nếp nghĩ cũ mòn.

GS. Nguyễn Tài Thu là cây đại thu trong lĩnh vực châm cứu tại Việt Nam

Giáo sư Nguyễn Tài Thu, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam, qua đời sáng 14/2, mùng 3 Tết, hưởng thọ 90 tuổi.

Vợ ông Trần Đức Kha, 71 tuổi ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái gọi  video call với anh con trai lớn đang công tác tại Hà Nội, vì dịch mà không thể về sum họp cùng gia đình tết Nguyên đán này.

Ngày Tết trong văn hóa người Việt là sự sum họp, là cảm giác quây quần của tình thân và chia sẻ những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình. Thế nhưng trước tết năm Tân Sửu chỉ vài ngày, làn sóng thứ 3 của dịch Covid-19 hoành hành tại một số tỉnh, thành trong cả nước khiến cho cuộc đoàn tụ của nhiều gia đình đã không thể thực hiện, nhiều người con đã không thể trở về nhà vào dịp Tết này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục